SolarPower chuyên ☑ Bán ☑ Lắp Đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời Chuyên Nghiệp ☑Chất lượng cao với Chi Phí cực kì cạnh tranh ☎ 1800.7171.

23/9/20

Vì sao các nhà máy điện mặt trời cần dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M)?

van-hanh-bao-duong-nha-may-dien-mat-troi-4

Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M) sẽ giúp các nhà máy điện mặt trời hoạt động ổn định, tối ưu hiệu suất, phát hiện sớm nhất các trục trặc và rút ngắn tối đa thời gian sửa chữa hệ thống, mang lại lợi nhuận tốt nhất cho chủ đầu tư.

Lợi ích của công tác vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời

Sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời chất lượng tốt, hiệu suất cao; lắp đặt hệ thống chuẩn kỹ thuật, giúp các tấm pin nhận tối đa ánh sáng mặt trời là hai yếu tố quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà máy điện mặt trời. Nhưng, sẽ là rất thiếu sót nếu bỏ qua công tác vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời. Bởi vì, trong vòng đời của một trang trại năng lượng mặt trời, vận hành bảo trì bảo dưỡng là giai đoạn dài nhất (thường kéo dài 20-35 năm), các giai đoạn còn lại như phát triển, xây dựng, tháo dỡ (hoặc lắp đặt lại) chỉ kéo dài từ vài tháng đến 1-3 năm. Trong quá trình vận hành nhà máy điện mặt trời, các lỗi luôn có thể xảy ra trên bất cứ thiết bị nào, đặc biệt là các tấm pin năng lượng mặt trời (có thể do lỗi kỹ thuật, lỗi con người, tấm pin bị che phủ bởi bụi bẩn, rác…) ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ hoặc hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống. Chỉ khi công tác O&M được quan tâm chú ý và diễn ra hiệu quả, nhà máy điện mặt trời mới đạt hiệu suất và độ bền cao, giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, cải thiện Chi phí sản xuất điện qui dẫn (LCOE), cải thiện chỉ số ROI, mang lại lợi ích cao nhất cho các chủ đầu tư.

Tại Vũ Phong Solar, dịch vụ O&M bao gồm các công tác sau:

– Giám sát hệ thống điều khiển tập trung

– Điều khiển hệ thống từ xa và ứng phó tại hiện trường

– Bảo trì sửa chữa hệ thống

– Quản lý phụ tùng thay thế

– Báo cáo tình trạng hoạt động của nhà máy

Với dịch vụ này, hoạt động của nhà máy điện mặt trời sẽ được các kỹ sư giám sát 24/24 giờ, phát hiện kịp thời khi có bất cứ vấn đề nào bất thường xảy ra trong quá trình vận hành, đưa ra phương án bảo trì, sửa chữa nhanh nhất. Việc vệ sinh, bảo dưỡng cũng được thực hiện định kỳ và theo tình trạng thực tế, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định với hiệu suất điện năng ở mức cao nhất. Vì thế, nếu được vận hành, bảo dưỡng ngay từ đầu một cách hiệu quả thì hiệu suất hoạt động của hệ thống sẽ được tối ưu, từ đó tối đa hóa lợi nhuận cho chủ đầu tư.

van-hanh-bao-duong-nha-may-dien-mat-troi-2Thiết bị bay giám sát (Inspection Drone) quét nhiệt giúp phát hiện chính xác và nhanh chóng các lỗi ở module bằng phương pháp không tiếp xúc

Chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ O&M hay tự thực hiện?

Để theo dõi khả năng vận hành của hệ thống điện mặt trời, trước hết đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc (chi phí nhân công và các thiết bị cần thiết). Quy mô của dự án càng lớn, việc vận hành bảo dưỡng càng phức tạp, các chủ đầu tư rất khó để có thể vừa giám sát vừa bảo trì hệ thống từng giây từng phút. Đặc biệt, ngoài thời gian – công sức – tiền bạc, một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định hiệu quả của công tác O&M là kinh nghiệm thực tế để phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố phát sinh trong quá trình vận hành và phòng tránh các sự cố tương tự. Với một nhà máy điện mặt trời, thời gian chính là tiền bạc, hệ thống ngưng hoạt động hoặc hoạt động với hiệu suất thấp càng lâu, thiệt hại về kinh tế càng lớn.

Chính vì thế, các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời thường lựa chọn sử dụng dịch vụ O&M của công ty điện mặt trời chuyên nghiệp để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định với hiệu quả cao nhất trong khi chi phí thấp hơn rất nhiều so với tự đầu tư, thực hiện mọi công tác vận hành bảo dưỡng. Đơn vị cung cấp dịch vụ O&M sẽ giám sát mọi hoạt động của nhà máy điện mặt trời liên tục trong suốt 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần; cung cấp cho chủ đầu tư báo cáo chi tiết hàng tháng, trong đó bao gồm việc tóm tắt về tình hình hoạt động của nhà máy với các thông số kỹ thuật chính xác, các đề xuất/kiến nghị để nâng cao hiệu quả vận hành, các kế hoạch bảo trì bảo dưỡng trong thời gian tới…

Lưu ý khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ O&M

Điện mặt trời đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư bước chân vào thị trường đầy tiềm năng này. Trong xu hướng đó, nhiều công ty được thành lập để phục vụ nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời của các hộ gia đình, doanh nghiệp khiến thị trường trở nên cực kỳ sôi động. Tuy nhiên, vận hành bảo dưỡng các nhà máy điện mặt trời công suất lớn lại không hề đơn giản, đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm, không phải đơn vị nào cũng có thể đáp ứng tốt. Do đó, các chủ đầu tư cần đặc biệt cẩn trọng khi “chọn mặt gửi vàng”.

Vũ Phong Solar hiện là công ty điện mặt trời hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp thiết bị, thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mọi vùng miền, ở mọi quy mô (từ các hệ thống điện mặt trời hộ gia đình quy mô nhỏ, hệ thống điện mặt trời quy mô vừa trên mái nhà xưởng, văn phòng doanh nghiệp đến các nhà máy điện mặt trời công suất hàng trăm MWp). Bên cạnh đó, Vũ Phong Solar còn cung cấp dịch vụ O&M chuyên nghiệp cho các nhà máy điện mặt trời với những thế mạnh đặc biệt:

  • Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, Vũ Phong Solar có kinh nghiệm thi công và vận hành, bảo dưỡng nhiều nhà máy điện mặt trời công suất lớn, chẳng hạn như nhà máy điện mặt trời BIM2 Ninh Thuận (250MWp).
  • Vũ Phong Solar có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chuyên môn cao trong lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời, đặc biệt được chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới như Bouygues, AC renewable…

van-hanh-bao-duong-nha-may-dien-mat-troi-3Vũ Phong Solar đã được chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới

  • Vũ Phong Solar có một công ty thành viên là Vũ Phong Tech chuyên nghiên cứu, sản xuất các thiết bị phục vụ công tác EPC (Engineering – Procurement – Construction) và O&M hệ thống điện mặt trời. Nhờ đó, Vũ Phong Solar mang đến những dịch vụ, giải pháp kỹ thuật áp dụng công nghệ cao, phục vụ tốt nhất cho các nhà máy điện mặt trời, chẳng hạn như thiết bị bay giám sát (Inspection Drone) quét nhiệt phát hiện chính xác các tấm pin mặt trời hiệu suất kém bằng phương pháp không tiếp xúc, không gây gián đoạn quá trình vận hành; Cleaning Robot, Autonomous Robot vệ sinh tấm pin mặt trời và robot cắt cỏ farm chạy tự động nhờ xử lý dữ liệu tập trung…
  • Vũ Phong Solar đã tận dụng lợi thế về kinh nghiệm thực hiện, quản lý rất nhiều dự án điện mặt trời ở mọi quy mô trên cả nước, kết hợp nền tảng kỹ thuật và công nghệ liên tục update do tham gia các dự án cùng nhiều đơn vị hàng đầu thế giới để ứng dụng công nghệ IoT, xây dựng Big-data trong ngành điện mặt trời, tạo nền tảng cơ sở dữ liệu sát thực với điều kiện môi trường Việt Nam. Từ đó, giúp việc thi công – vận hành bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời ngày càng hiệu quả.

Luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn, áp dụng các quy trình quản lý hợp lý và được kiểm chứng để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho các nhà máy năng lượng mặt trời, Vũ Phong Solar đã và đang được nhiều nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”, giúp các nhà đầu tư nhận được lợi nhuận tốt nhất từ ánh dương.

Xem thêm: Các dịch vụ của Vũ Phong Solar cho nhà máy điện năng lượng mặt trời

Vu Phong Solar

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar. Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.

Content Protection by DMCA.com

The post Vì sao các nhà máy điện mặt trời cần dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M)? appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3hUwPdQ
via IFTTT
Share:

18/9/20

Đèn mặt trời SolarV thắp sáng căn nhà tình thương tại Cam Ranh, Khánh Hòa

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-4

Một ngôi nhà “xanh” kiên cố, chắc chắn, có điện năng lượng mặt trời với những bóng đèn mặt trời SolarV đã được trao tặng ông Tạ Công Nhàn – một người già neo đơn, sống một mình tại căn nhà xập xệ, phụ hồ để kiếm sống qua ngày tại xã Cam Phước Đông, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Ngôi nhà này thuộc dự án Nhà tình thương Cam Ranh, trong khuôn khổ chương trình Caravan “Trở về tuổi thơ tôi” do CLB Doanh nhân Khánh Hòa – Sài Gòn tổ chức nhằm trao tặng nhà tình thương cho bà con các khu vực khó khăn của tỉnh Khánh Hòa. Ngôi nhà tình thương được thi công trao tặng ông Tạ Công Nhàn là ngôi nhà tình thương thứ 4, đồng hành bởi SolarV cùng Công ty Nhà sinh thái (BeConcept) và Greenpan.

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-1

Với bản thiết kế được trau chuốt cẩn thận và quy trình xây dựng tỉ mỉ, ngôi nhà được khoác lên mình diện mạo mới chỉn chu và tiện nghi hơn rất nhiều so với ngôi nhà xập xệ cũ của ông Nhàn. Đây là mô hình Nhà lắp ghép sinh thái được tạo nên từ hệ khung thép chắc chắn, được sản xuất và gia công thành module để dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. Vật liệu hoàn thiện là tấm Greenpan có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Đặc biệt, với bộ máy phát điện mặt trời COMBO-35S do SolarV tài trợ, gồm tấm pin năng lượng mặt trời, máy phát điện mặt trời có jack cắm và có cổng USB, 4 bóng đèn SolarV tiết kiệm điện, ngôi nhà mới của ông Nhàn trở nên sáng sủa và ấm cúng, ông có thể sử dụng nguồn điện mặt trời miễn phí cho các nhu cầu cơ bản hằng ngày, không tốn thêm chi phí sử dụng điện.

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-2Ngôi nhà mới khang trang được trao cho ông Tạ Công Nhàn ngày 11/9/2020

Nhận ngôi nhà mới với những tấm lòng tương thân tương ái, sự động viên, chia sẻ của các đơn vị doanh nghiệp tài trợ, ông Nhàn xúc động không nói nên lời; cả người nhận và những người sẻ chia đều lâng lâng niềm hạnh phúc. Đó cũng chính là động lực để SolarV kiên trì nối dài hành trình sẻ chia với cộng đồng, song song với sứ mệnh sản xuất – phân phối các sản phẩm điện mặt trời và tiết kiệm năng lượng chất lượng cao mang thương hiệu Việt.

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-3Đại diện SolarV trên hành trình mang điện mặt trời cùng tinh thần sẻ chia đến với ông Tạ Công Nhàn

Thời gian qua, trong hành trình sẻ chia, các sản phẩm SolarV đã đi đến nhiều khu vực vùng sâu vùng xa trên mọi miền Tổ quốc, thắp sáng và mang lại niềm vui cho nhiều trẻ em nghèo, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Có thể kể đến một số dự án như: lắp đặt 60 trụ đèn mặt trời và máy phát điện mặt trời cho xóm “Khát Điện” tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai; lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho trường Tiểu học Đạ Mpô, xã Liêng Srônh – một xã cực nghèo phía tây huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng – khi khu vực này còn chưa có điện; làm hai con đường bê tông và lắp đặt hệ thống trụ đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời cho người dân xã đảo Thổ Chu (Phú Quốc, Kiên Giang); tặng 40 máy phát điện mặt trời cho người nghèo ở A Lưới, Thừa Thiên-Huế; tặng 30 máy phát điện mặt trời SolarV cho trẻ em nghèo Ninh Thuận trong dự án “Thắp sáng buôn làng”; tặng quà và lắp tặng máy phát điện mặt trời SolarV cho các hộ nghèo Bù Gia Mập – Bình Phước, Tà Năng – Lâm Đồng (dự án The Light, đồng hành cùng JCI East Saigon – JCI Vietnam); tặng hàng trăm máy phát điện và đèn năng lượng mặt trời SolarV cho các khu vực khó khăn chưa có điện tại các tỉnh miền Trung và miền Nam trong dự án “Đèn mặt trời” (đồng hành cùng D.O.V.E Fund)… Bạn có thể xem thêm hành trình sẻ chia của SolarV – Vũ Phong Solar tại đây!

Thông tin thêm:

SolarV là một công ty thành viên của Vũ Phong Solar, chuyên sản xuất – phân phối sản phẩm điện mặt trời và tiết kiệm năng lượng. Từ năm 2010, CEO Phạm Nam Phong (Nhà sáng lập Vũ Phong Solar và SolarV) đã thành lập Bộ phận R&D để nghiên cứu và phát triển các thiết bị năng lượng mặt trời mang thương hiệu SolarV. Hiện nay, SolarV được biết đến là thương hiệu lớn của Việt Nam với các sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời, bộ phát điện mặt trời, đèn năng lượng mặt trời, đèn LED, bộ đổi nguồn, điều khiển sạc ắc quy chất lượng cao cùng hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ bảo hành chu đáo. Xem thêm về SolarV và các sản phẩm thương hiệu SolarV tại đây.

Nguồn: Solarv.vn

Content Protection by DMCA.com

The post Đèn mặt trời SolarV thắp sáng căn nhà tình thương tại Cam Ranh, Khánh Hòa appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/2EbbPl1
via IFTTT
Share:

16/9/20

Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT

Sáng ngày 15/9/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị “Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT”. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cùng đại biểu các sở, ban, ngành, các viện trường, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar) – cũng tham dự và chia sẻ tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đoàn Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Tại Đồng Nai, ngày 10/6/2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có Công văn số 6561/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg (ngày 07/5/2020) của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng để phổ biến và áp dụng rộng rãi. Hội nghị này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên… trao đổi về các giải pháp mới, các hình thức ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực năng lượng, phương pháp tổ chức quản lý – phương pháp sử dụng năng lượng thông minh. Từ đó, đề xuất cơ chế, giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tiết giảm chi phí năng lượng, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tại tỉnh Đồng Nai, nhu cầu tiêu thụ năng lượng hiện rất lớn, đặc biệt là năng lượng điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, thực tế vẫn còn nhiều lãng phí. Một trong các nguyên nhân chính là hiệu suất sử dụng năng lượng ở các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm còn thấp, do sử dụng công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, một số hộ gia đình chưa có ý thức tiết kiệm điện.

Năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời nói riêng là nguồn năng lượng sạch, vô tận – một giải pháp giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp tiết giảm chi phí sử dụng điện, đồng thời tạo ra điện góp phần giảm áp lực thiếu điện cho quốc gia. Với bề dày hơn 11 năm trong ngành điện mặt trời (từ năm 2009), trong đó đặc biệt chú trọng việc phát triển, ứng dụng các nền tảng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo AI trong thi công lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời, Vũ Phong Solar đã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ IoT cho các sản phẩm của công ty, đồng thời cũng là các giải pháp giúp tăng cường hiệu quả trong quản lý năng lượng điện mặt trời.

giai-phap-su-dung-nang-luong-tai-tao-quan-ly-nang-luong-thong-minh-2Ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong – chia sẻ tại hội nghị

Theo đó, tại hội nghị, ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar) – đã chia sẻ về một số ứng dụng công nghệ IoT trong giám sát hệ thống điện mặt trời dân dụng, vận hành – bảo trì bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời. Cụ thể:

– Với các hệ thống điện mặt trời dân dụng (hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình, doanh nghiệp), Vũ Phong Solar tự chủ phần cứng và phần mềm IoT giám sát hệ thống. Hệ thống giám sát từ xa sẽ cung cấp dữ liệu thời gian thực cho phép giám sát hiệu quả hoạt động của hệ thống điện mặt trời.

– Với các nhà máy điện mặt trời, ngoài thiết kế, thi công lắp đặt, Vũ Phong Solar còn cung cấp dịch vụ vận hành – bảo dưỡng (O&M) nhà máy. Trong đó, ứng dụng IoT hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm tra phân tích cảnh báo cũng như giám sát và kiểm định kỹ thuật. Chẳng hạn như, với Cleaning Robot (robot vệ sinh tấm pin mặt trời do Vũ Phong Tech – Vũ Phong Solar nghiên cứu chế tạo), Modul IoT giúp ra lệnh và giám sát từ trung tâm, Robot có thể nhận tín hiệu/lệnh điều khiển từ thiết bị bay giám sát (Inspection Drone) để thực hiện lệnh lau khi Drone phát hiện bụi bẩn quá mức cho phép. Modul IoT mở rộng còn có thể đồng bộ hóa map (sơ đồ nhà máy) với Inspection Drone và SCADA Center để giúp các Robot tự hành (Autonomous Robot) tự tìm đường đến tấm pin cần làm sạch. Ứng dụng IoT kết hợp với VR/AR còn giúp đảm bảo thao tác của kỹ thuật viên bảo trì nhà máy điện mặt trời được hướng dẫn và kiểm soát chính xác, thay thế thao tác nguy hiểm (như ở trên cao, ở lưới điện cao thế) thông qua tương tác người-máy.

Robot vệ sinh tấm pin mặt trời do Vũ Phong Tech – Vũ Phong Solar nghiên cứu chế tạo

Ngoài ra, với lợi thế đã và đang thực hiện, quản lý rất nhiều dự án điện mặt trời ở mọi quy mô trên khắp các vùng miền của đất nước, kết hợp nền tảng kỹ thuật và công nghệ liên tục update do tham gia các dự án cùng nhiều đơn vị hàng đầu thế giới, Vũ Phong Solar đã ứng dụng công nghệ IoT để xây dựng Big-data trong ngành điện mặt trời, tạo nền tảng cơ sở dữ liệu sát thực với điều kiện môi trường Việt Nam, từ đó giúp việc thi công – vận hành bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời ngày càng hiệu quả.

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vức năng lượng mặt trời, với kinh nghiệm tham gia thi công và vận hành – bảo dưỡng nhiều nhà máy năng lượng mặt trời công suất lớn, đặc biệt được chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới như Bouygues, AC renewable… Vũ Phong Solar có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chuyên môn cao, mang đến những dịch vụ, giải pháp kỹ thuật áp dụng công nghệ cao nhằm phục vụ tốt nhất cho các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam.

Xem: Các dịch vụ của Vũ Phong Solar cho nhà máy điện năng lượng mặt trời

Thông tin thêm:

Vũ Phong Tech là một công ty thành viên của Vũ Phong Solar, chuyên nghiên cứu, sản xuất các thiết bị phục vụ công tác EPC (Engineering – Procurement – Construction) và O&M (vận hành – bảo dưỡng) hệ thống điện mặt trời, đặc biệt là nhà máy điện mặt trời (solar farm) và mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp (solar greenhouse). Các lĩnh vực chính mà Vũ Phong Tech đang triển khai:

– Hệ thống quản lý dữ liệu big data, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng mặt trời: mỗi panel là một cảm biến để tập trung về máy chủ, server sẽ tối ưu hóa dữ liệu nhằm tối ưu công tác engineering khi thiết kế

– Robot lau pin, cắt cỏ farm, chạy tự động nhờ xử lý dữ liệu tập trung

– IoT tracker, xoay tấm pin mặt trời theo chiều nắng để tối ưu công suất phát điện (Xem dự án tiêu biểu)

– Flycam – drone quét nhiệt để tìm ra chính xác các tấm pin mặt trời hiệu suất kém. Khi 1 tấm pin bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến cả cụm pin

– Hệ thống lưu trữ nguồn đệm.

Gợi ý cho bạn: Ứng dụng AI trong vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời

Content Protection by DMCA.com

The post Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3mtbJXt
via IFTTT
Share:

14/9/20

Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp

cau-chuyen-kinh-doanh-cua-ceo-pham-nam-phong-2

Từ một công ty khởi nghiệp rất nhỏ với vài nhân viên, sau hơn 10 năm hoạt động, Vũ Phong Solar đã vươn lên vị thế hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời. Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong về hành trình phát triển của Vũ Phong Solar và những chia sẻ chân thành dành cho các bạn trẻ đã được báo Tuổi Trẻ ghi lại.

Vượt qua thách thức của một doanh nghiệp tiên phong để phát triển và ghi dấu ấn

Điện mặt trời đang có những bước tiến vượt bậc tại Việt Nam với hàng loạt nhà máy điện mặt trời (solar farm) công suất lớn, trong đó có nhiều dự án trị giá hàng tỉ USD; với mô hình điện mặt trời áp mái ngày càng phổ biến tại các hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng… khắp mọi miền đất nước; với các thiết bị như máy bơm nước năng lượng mặt trời, đèn năng lượng mặt trời, máy phát điện năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất… Thế nhưng, lật giở lại chỉ một thập kỷ trước, điện mặt trời vẫn còn là khái niệm gần như hoàn toàn xa lạ với người dân Việt. Đó cũng chính là thời điểm CEO Phạm Nam Phong bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này.

Bằng niềm đam mê và mong muốn ngày càng có nhiều người biết đến nguồn năng lượng sạch từ ánh mặt trời, tháng 02/2009, kỹ sư trẻ Phạm Nam Phong đã tạo ra website http://solarpower.vn cung cấp tin tức của ngành năng lượng mặt trời. Đồng thời, anh miệt mài nghiên cứu sâu, thăm nhiều nhà máy sản xuất tấm pin và các thiết bị năng lượng mặt trời ở nước ngoài để tận mục sở thị dây chuyền, công nghệ hiện đại của họ. Đơn hàng đầu tiên đến với anh là 14 hệ thống điện năng lượng mặt trời 510W (tổng công suất trên 7kWp) cho các trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) – một khởi đầu đáng nhớ giúp anh thêm tự tin trong hành trình của mình. Và Vũ Phong Solar đã ra đời từ đó.

cau-chuyen-kinh-doanh-cua-ceo-pham-nam-phong-1Anh Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar)

Công ty non trẻ, ở một lĩnh vực mới lạ với hầu hết người dân, Vũ Phong Solar và CEO Phạm Nam Phong đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức của một doanh nghiệp tiên phong. “Thời điểm đó rất khó khăn bởi vì chưa có ai biết nhiều về điện mặt trời, người ta chỉ biết về máy nước nóng năng lượng mặt trời”. Tuy nhiên, với tầm nhìn rõ ràng là Vũ Phong sẽ hoạt động như một nhà thầu và một nhà sản xuất, anh đã thành lập Bộ phận Nghiên cứu & Phát triển để nghiên cứu các thiết bị năng lượng mặt trời mang thương hiệu SolarV. Với chuyên môn, niềm đam mê và sáng tạo, nhóm kỹ sư trẻ đã nghiên cứu, thử nghiệm, cho ra đời những sản phẩm đầu tiên là 4 bộ máy phát điện mặt trời cho đèn LED và sạc điện thoại. Những sản phẩm này được mang đi giới thiệu ở hội chợ Tây Nguyên – khu vực còn nhiều nơi chưa có điện – và nhanh chóng nhận được sự chú ý. Thậm chí, một chủ cửa hàng đã đề nghị mua hết các sản phẩm trưng bày và trở thành đại lý đầu tiên của Vũ Phong. Tuy đơn hàng có giá trị không quá lớn nhưng lại đặc biệt ý nghĩa vì qua nó, CEO Phạm Nam Phong nhận ra thị trường tiềm năng cho điện mặt trời và họ đã vượt qua thử thách rất lớn đầu tiên đối với một công ty khởi nghiệp.

Từ những sản phẩm đầu tiên vào năm 2011 đó, Vũ Phong Solar tiếp tục nghiên cứu, sản xuất nhiều thiết bị điện mặt trời mới (bộ phát điện công suất lớn hơn, bộ điều khiển sạc xung năng lượng mặt trời, bộ đổi nguồn…), trở thành nhà thầu EPC thi công các hệ thống điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia, các dự án đèn đường năng lượng mặt trời và các trạm sạc năng lượng mặt trời ở nhiều địa phương trên cả nước… “Vũ Phong gần như làm tất cả các loại công trình, từ nhà dân, các văn phòng nhỏ, các tòa nhà cao tầng, trên núi, trên đảo”. Cứ như thế, Vũ Phong Solar phát triển qua từng năm, ngày càng mở rộng về quy mô cũng như lĩnh vực sản xuất, thi công lắp đặt. Từ trụ sở chính – “cái nôi” ở Bình Dương, Vũ Phong Solar đã có thêm 8 văn phòng đại diện khắp mọi miền đất nước, có mặt ở cả Myanmar, Campuchia – với đội ngũ nhân sự lên đến hơn 500 người. Từ đơn hàng đầu tiên với tổng công suất chỉ 7kWp, đến nay, Vũ Phong Solar đã thi công hơn 1.000 dự án điện mặt trời, trong đó có những nhà máy điện mặt trời công suất hàng trăm MWp. Dưới sự dẫn dắt của CEO Phạm Nam Phong, từ một công ty khởi nghiệp nhỏ bé, Vũ Phong Solar đã phát triển và khẳng định vị thế của mình, trở thành đơn vị vững mạnh đứng hàng đầu trong ngành điện mặt trời, đối tác chiến lược của những thương hiệu lớn toàn cầu.

Bạn có thể xem chi tiết về hành trình phát triển của Vũ Phong Solar tại đây!

Muốn khởi nghiệp thành công, hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ

Bên cạnh niềm đam mê với năng lượng sạch và dẫn dắt Vũ Phong Solar bằng tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh của một người lãnh đạo, một người tiên phong, CEO Phạm Nam Phong còn có một niềm “đam mê phát triển tài năng trẻ”. Anh luôn khuyến khích các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp, “truyền lửa” và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế đúc kết từ hành trình kinh doanh của bản thân. Nhiều năm liền giữ vai trò “cầm cân nảy mực” trong các cuộc thi khởi nghiệp, anh có cơ hội gặp gỡ rất nhiều bạn trong cộng đồng start-up – những bạn trẻ đầy sáng tạo, đam mê, tự tin và có nền tảng kiến thức chuyên môn tốt. Tuy nhiên “Phần đa các bạn mà Phong gặp chưa dành đủ thời gian để nghiên cứu về ngành mà mình khởi nghiệp, thành ra các bạn thiếu thông tin”. Chính vì vậy, “dành thời gian nghiên cứu thật kỹ” là một trong những lời khuyên mà CEO Phạm Nam Phong dành cho các bạn trẻ đang trên con đường gây dựng sự nghiệp cho chính mình.

Tôi muốn gửi gắm thông điệp tới cộng đồng khởi nghiệp hãy làm cái mới, cái sáng tạo hoặc đầu quân cho công ty phù hợp để cùng đổi mới sáng tạo trong môi trường sẵn có. Sáng tạo thì phải nghiên cứu kỹ thị trường và nhìn rộng toàn cầu tổng thể, đọc nhiều tài liệu viết về xu hướng mới, hoặc tham gia các sự kiện từ các vườn ươm hay trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để có thêm lời khuyên từ chuyên gia” – CEO Phạm Nam Phong từng chia sẻ.

Hãy cùng nhìn lại câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và hai lời khuyên của anh dành cho các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp tại phóng sự bên dưới. Đây là phóng sự do các phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện, trong mục Câu chuyện kinh doanh – bản tin Chuyển động thị trường, phát sóng lúc 8:00 ngày 08/8/2020 trên Tuổi Trẻ TV:

Vu Phong Solar

Content Protection by DMCA.com

The post Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3isUuTN
via IFTTT
Share:

[ Giải Đáp ] Những Câu Hỏi Về Sử Dụng Ắc Quy

Hỏi Hay Về Sử Dụng Ắc Quy

Dùng ắc quy có nguy hiểm gì không? Ắc quy bị nổ trong trường hợp nào?

Dùng ắc quy trong kích điện hoặc dùng ắc quy cho các mục đích khác cũng có mối nguy hiểm của nó như cảnh báo thường ghi trên nhãn ắc quy, đó là: Có thể bị nổ, có thể gây ra ảnh hưởng bởi nước axít bắn ra.

Ắc Quy Ắc Quy Vũ Phong

Ắc quy bị nổ (và kéo theo là làm bắn axít ra) trong các trường hợp sau đây:

  • Vô ý làm chập điện ắc quy: Thường là dây âm chạm vào dây dương hoặc ngược lại. Khi này ắc quy phóng một dòng rất lớn, gây phát tia lửa điện, gây nóng bình một cách nhanh chóng và có thể phát nổ.
  • Gây phát ra tia lửa khi đang nạp ắc quy: Khi nạp ắc quy mà đặc biệt là nạp với một dòng điện lớn thì ắc quy sẽ sinh ra hai loại khí dễ cháy nổ là Hyđrô và Oxy. Bình thường với các ắc quy kín khí thì hai loại khí này sẽ kết hợp lại với nhau và tạo thành nước mà ít thoát ra ngoài, nhưng trong các ắc quy kiểu hở thì hai khí này bay vào không khí tại vị trí đặt ắc quy. Với một lưu lượng lớn hỗn hợp hai khí này thì khi có tác nhân là tia lửa (do hút thuốc lá, do đóng cắt các công tắc điện, cắm dây hoặc rút dây điện tại các phích gần đó, cặp hoặc ngắt cặp các mỏ kẹp cá sấu cho sạc….) thì có khả năng dẫn đến cháy nổ.
  • Do quá nạp (sạc) trong thời gian dài: Trong mọi chế độ nạp (giám sát bằng thiết bị nạp tự động hoặc chế độ nạp thủ công) thì cần phải giữ nhiệt độ ắc quy dưới mức 50 độ C. Việc nạp quá dòng, quá áp sẽ dẫn đến ắc quy bị nóng quá nhiệt độ này dẫn đến tuổi thọ ắc quy giảm nhanh và đặc biệt ắc quy có thể phát nổ nếu nhiệt độ quá cao.

Ảnh minh họa ắc quy bị cháy Ảnh minh họa ắc quy bị cháy

Hiện tượng quá nạp (sạc) xảy ra trong trường hợp nào?

Mọi hành động nạp điện vượt qua thông số cho phép với ắc quy đều có thể được gọi là quá nạp ( sạc ) , do vậy hiện tượng quá nạp có thể xảy ra ngay khi ắc quy chưa đầy điện. Về điện áp và mức dòng điện nạp bạn có thể xem tại bài "Ắc quy dùng trong kích điện", ở đây xin nêu một vài lý do dẫn đến hiện tượng quá nạp.

  • Quá nạp (sạc) do không kiểm soát được hoặc không biết kiểm soát quá trình nạp :đây là lý do diễn ra nhiều nhất bởi đa phần người sử dụng là người bình thường, họ giao phó việc lắp đặt hệ thống điện cho nhân viên bán hàng (hoặc người quen có hiểu biết) rồi thực hiện như chỉ dẫn. Đối với các bộ kích điện có chế độ nạp tự động và thực hiện tốt thì không có vấn đề gì xảy ra, tuy nhiên đối với các bộ kích điện có chế độ nạp thủ công thì việc thực hiện không đúng chỉ dẫn (hoặc tính toán sai thời gian nạp do quá trình tiêu thụ điện ắc quy trước đó không hết hoàn toàn) thì rất dễ gây ra quá nạp.

  • Sử dụng ắc quy dung lượng quá nhỏ nên không phù hợp với khả năng nạp của bộ kích điện: Mỗi kích điện có khả năng xuất một dòng nạp nào đó (ví dụ 5A, 10A, 15A...) khi ở trạng thái ắc quy cạn kiện, thông thường thì sử dụng các dòng nạp này đối với các ắc quy (hoặc hệ thống song song nhiều ắc quy) có dung lượng tổng lớn hơn 200Ah thì đều được, nhưng đối với các ắc quy có dung lượng quá nhỏ thì cũng gây quá nạp (sạc). Ví dụ một bộ kích điện có dòng nạp lớn nhất 12A, khi sử dụng một ắc quy axit kiểu hở có dung lượng 50Ah đến 75Ah thì sẽ gây ra hiện tượng quá nạp (sạc). Như vậy việc sử dụng các ắc quy dung lượng lớn hoặc đấu song song nhiều ắc quy sẽ hạn chế được phần nào hiện tượng này.

  • Rủi ro do chất lượng của kích điện hoặc các yếu tố khách quan: Các bộ kích điện hiện nay thường được quảng cáo rằng có chế độ nạp 3 giai đoạn - kéo dài tuổi thọ ắc quy - tuy vậy thì chế độ nạp này vẫn ẩn chứa những rủi ro nhất định (thực tế đã xảy ra như phản ảnh tại diễn đàn W về loại sản phẩm H). Thử phân tích sự rủi ro đối với kích điện H sẽ thấy: Biến áp dùng để biến đổi 12 lên 220V (xem sơ đồ ở bài về Kích điện) lúc này làm nhiệm vụ biến đổi điện từ mức 220V xuống tầm 14,5-15V để nạp điện, việc điều tiết chế độ nạp (3 giai đoạn) qua Thyristor được điều khiển bởi mạch điện. Bởi một lý do nào đó (nhận biết sai mức điện áp ắc quy, mạch điện bị hư hỏng dẫn đến làm việc sai, chất lượng linh kiện xuống cấp, bụi và độ ẩm làm dẫn tắt trên mạch in, rơi nước vào máy, côn trùng thâm nhập...có nhiều lý do khác nhau) mà sự điều khiển không đúng dẫn đến quá trình nạp diễn ra sai, nạp quá áp, nạp đầy không ngắt mà vẫn nạp tiếp, nạp đầy mà vẫn đặt điện áp ra ở mức 15V....đây là các lý do dẫn đến hiện tượng bình ắc quy bị nóng và bốc mùi khi nạp. Vậy cũng không nên tin tưởng hoàn toàn vào chế độ nạp của các kích điện để giao phó hoàn toàn cho nó mà không chú ý kiểm tra đến chúng - bởi ngoài lý do lỗi sản phẩm thì còn nhiều lý do khách quan khác nữa để dẫn đến cháy nổ ắc quy. (Mà để giải quyết triệt để trường hợp này có lẽ nên nạp thủ công bằng bộ nạp điều chỉnh được LiOA như đã trình bày trong bài Ắc quy).

Nêu ra những rủi ro do kích điện hoặc các nguyên nhân khách quan không phải là việc phóng đại quá mức các nguy cơ rủi ro, mà nhằm giúp người dùng lường hết các khả năng có thể xảy ra để đề phòng hoặc hạn chế thấp nhất những sự việc không mong muốn.

Cách phân biệt ắc quy khô? ắc quy hư hỏng?

Như trong bài ắc quy đã nói: Nhiều người hiểu nhầm về ắc quy khô. Ắc quy khô một cách thực sự thì chúng không dùng điện môi H2SO4 bằng dung dịch nước - mà dùng dạng keo sệt. Loại ắc quy này có thể đặt nghiêng một góc quá 45 độ vẫn có thể hoạt động tốt và không thấy có dung dịch trào ra ngoài (trái với ắc quy thông thường và ắc quy kín khí - chỉ cần nghiêng quá 45 độ về các phía thì thấy trào dung dịch axít ra). Người mua có thể đề nghị cách thử này với người bán nếu họ cam đoan rằng đây là ắc quy khô một cách thực sự.

Đối với ắc quy kín khí thì cách phân biệt đơn giản nhất là chúng thường có một cảm biến (có người gọi là mắt thần) màu xanh hoặc nền xanh nhân đỏ và phần hướng dẫn xem trạng thái ắc quy thông qua các cảm biến đó được in trên nhãn của ắc quy. Ắc quy kín khí còn một đặc điểm cơ bản nữa là chúng không có các nút, núm để thoát khí của các ngăn trong bình.

Cách thử nghiệm ắc quy xem có bị hư hỏng hay không là quan sát bằng mắt và sử dụng dụng cụ kiểm tra ắc quy chuyên dùng (thường sẽ có ở cửa hàng bán ắc quy).

  • Khi quan sát bằng mắt: Xem tem, nhãn (có sắc nét không, có dấu hiệu mới bị dán lại hay không), xem các vết xước trên các cọc điện cực (nếu ắc quy mới thì có thể có phần nhựa chụp bảo vệ và còn dính liền với ắc quy, hoặc nếu không có thì xem phần cọc điện cực có nhiều dấu vết xước, vết cặp bằng kẹp răng cá sấu...). Quan sát bình có kích thường đồng đều và không bị phồng tại bất kỳ vị trí nào cả....

  • Sử dụng dụng cụ chuyên dùng: Tại các cửa hàng ắc quy thường có một thiết bị kiểm tra ắc quy theo cách đơn giản, thiết bị này có dạng một tay cầm đồng hồ giống hình khẩu súng và một dây dẫn nối với đầu nhọn để áp vào các cọc điện của ắc quy. Khi ấn hai đầu thiết bị này với ắc quy thì tuỳ theo mức điện áp hiển thị trên đồng hồ mà người ta xác định được ắc quy còn tốt hay đã hỏng. Nguyên lý của thiết bị này là cho một dòng điện cỡ vài chục A đi qua và đo sự sụt giảm điện áp của ắc quy, nếu như điện áp hiển thị trên đồng hồ vào khoảng trên 10V thì ắc quy chưa bị hỏng (các tham số về dòng và áp cụ thể còn tuỳ thuộc vào dung lượng của ắc quy).

  • Sử dụng cách đơn giản hơn: Sử dụng tại nhà - chỉ để kiểm tra sự giảm dung lượng bình sau thời gian hoạt động: Sau khi nạp đầy, phóng điện bằng một bóng đèn sợi đốt 12V công suất vài chục W rồi căn cứ vào dòng điện tiêu thụ (lấy công suất chia cho điện áp) và thời gian phóng điện mà xác định dung lượng còn lại của ắc quy.

Có thể bạn quan tâm Cách đổi nguồn điện từ DC sang điện 220V?

Ắc quy khô hay ắc quy nước bền hơn?

Với các loại ắc quy sử dụng axit H2SO4 thì thứ tự độ bền một cách tương đối của chúng như sau

Ắc quy khô sử dụng GEL >>bền hơn>> Ắc quy kín khí >>bền hơn>> Ắc quy hở thông thường.

Phép so sánh trên chỉ phù hợp khi tất cả các loại ắc quy này được nạp và sử dụng đúng cách.

Tuy nhiên theo tôi thì không nên dùng loại ắc quy hở thông thường cho kích điện bởi các lý do sau:

  • Sau một chu kỳ sử dụng phát điện, điện áp ắc quy giảm xuống mức thấp và khi nạp điện trở lại thì thường dòng nạp này lớn (thông thường các kích điện được tích hợp bộ nạp có thể nạp với dòng 10 đến 20A), khi nạp với dòng điện này với các ắc quy cỡ 100Ah trở xuống thì có thể gây cháy nổ - đặc biệt nếu quên mở các nắp của các ngăn ắc quy (mà việc mở nắp này thường dễ bị quên hoặc không được biết đến đối với người sử dụng thông thường).

  • Ắc quy axít kiểu hở khi nạp thường phát sinh khí dễ cháy và một số loại khí có chứa lưu huỳnh - gây khó chịu và độc hại với người sử dụng.

Khi kích điện: Ắc quy viễn thông tốt hơn ắc quy khởi động?

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và đã được nhiều người tư vấn rằng ắc quy viễn thông tốt hơn ắc quy khởi động hoặc là không nên dùng ắc quy khởi động cho kích điện...Tư vấn này tuy không sai nhưng có phần mập mờ để hướng người mua đến loại hàng hoá có lãi cao hơn hoặc cùng được đẩy giá lên cao hơn so với việc sử dụng một loại khác gần tương đương.

Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề vấn đề ắc quy viễn thông và ắc quy khởi động thì tôi có vài ý sau:

Đặt câu hỏi: Ắc quy viễn thông là gì, nó có gì khác biệt với thông thường? Tôi có xem ảnh các ắc quy được cho là "ắc quy viễn thông" thì chúng không ghi trên nhãn của chúng là "viễn thông", "dành cho viễn thông" hoặc cái gì đó tương tự như vậy. Vậy thì ắc quy viễn thông không phải là một loại ắc quy riêng biệt để có thể phân loại chúng với ắc quy kín khí, ắc quy kiềm, ắc quy khô... (ví dụ đơn giản nhất là hãng sản xuất ắc quy Tia Sáng cũng không phân biệt như vậy trong các sản phẩm của mình).

Vậy thì không có "ắc quy viễn thông" như cách nói mật mờ, tuy vậy lại có các loại ắc quy thường dùng trong viễn thông và ắc quy thường dùng cho khởi động động cơ. Tiêu chí yêu cầu của hai loại ắc quy này do chế độ làm việc của chúng nên chúng cũng khác nhau:

Ắc quy dùng cho khởi động thì yêu cầu phải có khả năng phát ra một dòng khởi động lớn (cỡ vài trăm Ampe) trong thời gian ngắn (vài giây) rồi lại có thể lặp lại được việc phóng dòng lớn sau vài giây nghỉ, ắc quy làm việc trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời (hoặc lớn hơn), ắc quy phải chịu được các rung động nhất định...Ắc quy dùng trong mục đích khởi động thường là loại ắc quy axit kiểu hở (có thể bổ sung được nước cất, đa phần các hãng sản xuất xe hơi đều dùng loại ắc quy này cho mục đích khởi động) và trong một số trường hợp người ta còn dùng ắc quy kín khí.
Ắc quy dùng cho viễn thông thì không cần phải có yêu cầu như trên, nhưng yêu cầu cần thiết cho chúng là có khả năng phát dòng điện (vài chục Ampe) trong thời gian dài, dòng điện tự phóng thấp, không cần bảo dưỡng, không gây phát sinh các loại khí ăn mòn hoặc dung dịch ra môi trường xung quanh....Điều kiện làm việc của ắc quy dùng trong viễn thông không cần khắc nghiệt như loại ắc quy khởi động nêu trên bởi chúng thường đặt trong nhà (thậm chí trong phòng điều hoà) và được đặt cố định tại một vị trí nhất định. Mọi ắc quy dùng trong các UPS (các loại công suất), các thiết bị lưu điện dự phòng khác đều yêu cầu tính chất như trên và chúng thường thuộc loại ắc quy kín khí hoặc ắc quy khô (dùng gel).

Vậy ắc quy dùng trong viễn thông thực chất thuộc loại ắc quy gì? Chắc chắn chúng không phải là ắc quy axít kiểu hở bởi không phù hợp với tiêu chí yêu cầu, vậy chúng chỉ có thể thuộc loại ắc quy kín khí hoặc ắc quy khô (dùng dạng gel thay cho nước để chứa axít).

Quay lại với câu hỏi chính: Khi dùng kích điện thì ắc quy dùng trong viễn thông tốt hơn ắc quy khởi động? Đúng là như vậy, chúng chắc chắn dùng tốt hơn đối với các ắc quy axít kiểu hở - nhưng đối với các ắc quy hiện thường được dùng cho mục đích khởi động nhưng có cấu tạo kiểu kín khí thì điều này chưa chắc chắn bởi ắc quy dùng trong viễn thông phần lớn vẫn là ắc quy kín khí (phần còn lại là ắc quy khô thực sự, nhưng loại này đắt hơn nhiều), một mặt khác thì sử dụng ắc quy kín khí trong cùng điều kiện dòng phóng thấp, trong môi trường làm việc trong nhà thì tuổi thọ của chúng cũng được tăng lên nhiều so với điều kiện làm việc dưới các nắp capô của xe hơi.

Tóm lại là điều kiện kinh tế cho phép thì nên dùng ắc quy dùng cho viễn thông, nếu muốn tiết kiệm thì có thể dùng các loại ắc quy kín thí thông thường - không nên sử dụng các ắc quy axít kiểu hở cho kích điện bởi chúng tiềm tàng nhiều khả năng gây nguy hiểm.

Ắc quy 100Ah phát được công suất bao nhiêu?

Có một vài người thắc mắc câu hỏi trên và với các thông số tương tự vậy (chẳng hạn ắc quy 150Ah phát được công suất bao nhiêu...). Để trả lời câu hỏi này thì trước hết phải biết được rằng chiếc ắc quy 100Ah đó (hay 150Ah đó) là đang dùng cho bộ kích điện có công suất là bao nhiêu. Lý do đơn giản là hệ thống kích điện - ắc quy không thể phát được công suất vượt mức giới hạn của nó.

Bây giờ giả sử rằng kích điện có công suất đủ lớn theo yêu cầu (chẳng hạn như là 3000VA và chỉ sử dụng 1 ắc quy 12V thôi) thì với dung lượng 100Ah sẽ phát được công suất bao nhiêu? Câu trả lời là: Ắc quy với dung lượng này nếu được nạp đủ điện và có chất lượng còn tốt thì hoàn toàn có thể phát được công suất bằng công suất của kích điện - có nghĩa là chúng hoàn toàn có thể phát được ra một dòng điện cỡ 250 A để phục vụ cho công suất trên của kích điện (ắc quy kín khí Thunder do GS nhập về hoặc Atlas với dung lượng 100Ah có thể phát dòng tức thời đến 500A). Tuy nhiên nếu phát bằng dòng điện lớn như vậy thì dung lượng tích điện của ắc quy sẽ giảm đi rất nhiều (thấp hơn nhiều so với con số 100Ah của nó), một mặt khác phát điện một dòng lớn trong thời gian dài sẽ làm nóng bình, gây nổ bình hoặc làm hư hỏng ắc quy.

Vậy một ắc quy thì nên phát với dòng điện bằng bao nhiêu là hợp lý? Người ta khuyên rằng chỉ nên chấp nhận phát với dòng điện bằng dung lượng ắc quy trong thời gian ngắn (phục vụ việc khởi động các động cơ hoặc trong thời điểm quá độ khi bật các thiết bị sử dụng điện); Nên phát với dòng dưới 1/3 dung lượng bình trong thời gian dài hơn (như vậy với ắc quy 100Ah thì nên phát dưới 33A). Cá nhân tôi cho rằng chỉ nên phát với dòng điện bằng dòng điện nạp cho phép - tức là ắc quy kín khí thì phát với dòng bằng 1/4 dung lượng bình (25A cho bình 100Ah) và với ắc quy axít kiểu hở thì phát dòng bằng 1/10 dung lượng bình - tức 10A cho bình 100Ah. Mặc dù chưa thấy các tài liệu nào nói về điều này là hợp lý, nhưng tôi suy luận từ việc nạp điện với mức dòng này là được phép thì việc phát điện với mức dòng đó (quá trình phát là ngược lại với quá trình nạp) là an toàn là phù hợp.

Như vậy bạn có thể chọn mức công suất phát với dòng bằng 1/3 dung lượng bình (tức công suất 12V x 33A = xấp xỉ 400VA với một bình 100Ah) hoặc tốt hơn là với dòng điện bằng 1/4 hoặc 1/10 dung lượng bình để ắc quy đạt được tuổi thọ cao nhất. Trong trường hợp muốn phát các công suất cao hơn mức này thì nên mắc song song với chúng thêm các ắc quy nữa cùng dung lượng.

TẠI SAO ẮC QUY CỦA BẠN NHANH HƯ

1.Ghép nối tiếp các bình với nhau mà không dùng Bộ Cân Bằng Ắc Quy. Lúc sạc hay lúc xả ắc quy không đều nhau dẫn tới hỏng 1 cái và kéo theo hỏng cả giàn.

2. Do dùng không đúng cách, sạc đầy không thả nổi cứ để sôi bình, thậm chí nổ bình, xả cạn không được ngắt dẫn đến xả kiệt bình...

VẬY ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP GIÚP ẮC QUY LÂU HƯ?

1. Dùng các thiết bị có đầy đủ thông số bảo vệ bình quá nạp (sạc) và quá xả, dùng máy sạc bình phải có thả nổi khi bình đầy. Vũ Phong có máy sạc ắc quy điện tử đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, loại sử dụng cho từ 3-70Ah giá chỉ 500,000đ:

Máy sạc (nạp) ắc quy điện tử – tự động 3 chế độ 3AH->70AH Máy sạc (nạp) ắc quy điện tử – tự động 3 chế độ 3AH->70AH

2. Khi ghép nối tiếp ắc quy phải dùng thêm bộ cân bằng ắc quy, bộ cân bằng do Vũ Phong sản xuất có thể dùng tới 6 bình 100Ah với giá chỉ 405,000đ!

Bộ cân bằng ắc quy hệ 24V, 36V, 48V Bộ cân bằng ắc quy hệ 24V, 36V, 48V

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 11 năm thi công vận hành bảo dưỡng điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, có 9 chi nhánh trải dài Việt Nam, đã tham gia thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 250MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Việc lắp đặt điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụng Vũ Phong đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS

Liên Hệ

  • Trụ sở: 111 Lô 1 Tổ 11, Đồng An 3, BHòa, Thuận An, Bình Dương
  • VPĐD Hồ Chí Minh: 61 Cao Đức Lân, Quận 2, Hồ Chí Minh
  • VPĐD Ninh Thuận: Lô 14, TTTM Thanh Hà, Phủ Hà, Phan Rang
  • VPĐD Nha Trang: 34 Thủy Xưởng, P. Phương Sơn, TP. Nha Trang
  • VPĐD Quảng Ngãi: 78 Tô Hiến Thành, Trần Phú
  • VPĐD Đà Nẵng: 09 Thanh Lương 24, Hòa Xuân, Cẩm Lệ
  • VPĐD Đăk Lăk: B7 Lý Tự Trọng, BMT
  • VPĐD Hà Nội: T608, 643A Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm
  • VPĐD Cần Thơ: 03 Nguyễn Văn Cừ, Cồn Khương, Ninh Kiều
  • Liên hệ: 1800 71 71 | Hỗ trợ bán hàng: 09 1800 7171
  • Website: https://vuphong.vn | Email: hello@vuphong.com | Yêu cầu báo giá điện mặt trời

The post [ Giải Đáp ] Những Câu Hỏi Về Sử Dụng Ắc Quy appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/mot-so-cau-hoi-hay-ve-su-dung-ac-quy/
Share:

Cường Độ Bức Xạ Mặt Trời Tại Các Khu Vực Việt Nam

Bản Đồ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam

Cường Độ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam Như Thế Nào ?

Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.

Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc.

Tài Liệu Khảo Sát Lượng Bức Xạ Mặt Trời Cả Nước:

- Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra): bình quân trong năm có chừng 1800 - 2100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.

- Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào): bình quân có khoảng 2000 - 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.

Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chêng lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.

Trong đó:

Cường độ bức xạ mặt trời cả nước

  • Cường độ bức xạ vùng Tây Bắc

    • Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

    • Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).

  • Cường độ bức xạ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

    • Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

    • Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).

Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam

  • Cường độ bức xạ vùng Trung Bộ:

  • Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 - 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 - 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).

  • Cường độ bức xạ vùng phía Nam:

  • Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

Bảng 1 : Số liệu về bức xạ mặt trời tại VN

Qua bảng trên cho ta thấy nước ta có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được là ít hơn. Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào từng tháng khác nhau.

Dưới đây là bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.

Vùng

Giờ nắng trong năm

Cường độ BXMT

(kWh/m2, ngày)

Ứng dụng

Đông Bắc

1600 – 1750

3,3 – 4,1

Trung bình
Tây Bắc

1750 – 1800

4,1 – 4,9

Trung bình
Bắc Trung Bộ

1700 – 2000

4,6 – 5,2

Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

2000 – 2600

4,9 – 5,7

Rất tốt
Nam Bộ

2200 – 2500

4,3 – 4,9

Rất tốt
Trung bình cả nước

1700 – 2500

4,6

Tốt

Bảng 2 : Bức Xạ Mặt Trời Trung Bình Của Các Tháng Trong Năm Ở Một Số Địa Phương Của Nước Ta, (đơn vị: MJ/m2.ngày)

Dưới đây là bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương.

TT

Địa phương

Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm

(đơn vị: MJ/m2.ngày)

1
7
2
8
3
9
4
10
5
11
6
12
1 Cao Bằng 8,21
18,81
8,72
19,11
10,43
17,60
12,70
13,57
16,81
11,27
17,56
9,37
2 Móng Cái 18,81
17,56
19,11
18,23
17,60
16,10
13,57
15,75
11,27
12,91
9,37
10,35
3 Sơn La 11,23
11,23
12,65
12,65
14,45
14,25
16,84
16,84
17,89
17,89
17,47
17,47
4 Láng (Hà Nội) 8,76
20,11
8,63
18,23
9,09
17,22
12,44
15,04
18,94
12,40
19,11
10,66
5 Vinh 8,88
21,79
8,13
16,39
9,34
15,92
14,50
13,16
20,03
10,22
19,78
9,01
6 Đà Nẵng 12,44
22,84
14,87
20,78
18,02
17,93
20,28
14,29
22,17
10,43
21,04
8,47
7 Cần Thơ 17,51
16,68
20,07
15,29
20,95
16,38
20,88
15,54
16,72
15,25
15,00
16,38
8 Đà Lạt 16,68
18,94
15,29
16,51
16,38
15,00
15,54
14,87
15,25
15,75
16,38
10,07

Như vậy lượng tổng xạ nhận được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Ta nhận thấy rằng các tháng nhận được nhiều nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Nếu sử dụng bình năng lượng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất cao.

Tóm lại, Việt Nam là nước có tiềm năng về NLMT, trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm, do đó việc sử dụng NLMT ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống.

Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc. Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1 – 4,9 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1800 – 2100 giờ nắng, các vùng có số giờ nắng cao nhất thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất NLMT tại khu vực Tây Bắc là vào tháng 3 đến tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác NLMT là rất thấp.

Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc

Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây BắcSố giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc

Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…. và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…. có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả.

Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 11 năm thi công vận hành bảo dưỡng điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, có 9 chi nhánh trải dài Việt Nam, đã tham gia thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 250MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây BắcChứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018,Chứng nhận quốc tế bởi SGS

[kkstarratings]

The post Cường Độ Bức Xạ Mặt Trời Tại Các Khu Vực Việt Nam appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/cuong-do-buc-xa-nang-luong-mat-troi-tai-cac-khu-vuc-viet-nam/
Share:

Giải thích chi tiết các đơn vị đo lường điện mặt trời: Wp, kWp, kWh

Khi tìm hiểu về hệ thống điện mặt trời, bạn sẽ gặp các đơn vị đo lường như Wp, kWp, kWh… Vậy ý nghĩa của chúng là gì? kWh và kWp khác nhau như thế nào?

Wp là gì? Wp thường được dùng khi nào?

Đơn vị Wp thường được sử dụng cho các thiết bị năng lượng mặt trời, như các tấm pin mặt trời. Wp là viết tắt của Watt peak – một đơn vị đo công suất tức thời trong điều kiện tiêu chuẩn. Điều kiện tiêu chuẩn là điều kiện mà tấm pin năng lượng mặt trời có thể hoạt động ở tối đa công suất thiết kế, bao gồm: Cường độ ánh sáng (bức xạ mặt trời) 1000W/m2, áp suất khí quyển 1.5AM, nhiệt độ cells pin ở 25 độ C. Ví dụ, trong điều kiện tiêu chuẩn, một tấm pin năng lượng mặt trời 400 Wp có thể tạo ra công suất tối đa là 400W.

kWp là gì? Để lắp đặt 1 kWp tấm pin mặt trời cần diện tích bao nhiêu?

kWp (viết tắt của kilowatt peak) dùng để chỉ công suất đỉnh của một hệ thống hoặc bảng điều khiển PV. Như vậy, tương tự như Wp, kWp cũng là đơn vị đo lường công suất tức thời nhưng dùng để đo lường công suất tối đa tại điều kiện tiêu chuẩn của cả hệ thống điện mặt trời chứ không phải của một tấm pin cụ thể. Ví dụ, hệ thống điện mặt trời 5 kWp, hệ thống điện mặt trời áp mái 7 kWp, hệ thống 200 kWp…

Để đo công suất đỉnh của hệ thống điện mặt trời, người ta còn sử dụng các đơn vị đo lường như GWp (gigawatt-peak), MWp (megawatt-peak)… Chi tiết quy đổi như sau: Để đo công suất đỉnh của hệ thống điện mặt trời, người ta còn sử dụng các đơn vị đo lường như GWp (gigawatt-peak), MWp (megawatt-peak)… Chi tiết quy đổi như sau:

  • 1 GWp = 1.000 MWp
  • 1 MWp = 1.000 kWp

Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, bạn có thể dựa vào công suất để ước lượng diện tích mái tối thiểu. Theo đó, cần diện tích mái khoảng 6-7 m2 cho 1 kWp. Nếu bạn muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái 3 kWp cho gia đình mình, bạn cần diện tích mái khoảng 20 m2.

Còn kWh là gì?

Đơn vị kWh (kilowatt – giờ) được sử dụng rất phổ biến, bạn có thể nhìn thấy chúng thường xuyên, chẳng hạn như trong hóa đơn tiền điện bạn nhận được mỗi tháng. kWh cũng là một đơn vị đo năng lượng điện, có thể đo mức độ sử dụng hoặc sản xuất năng lượng điện trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ:

  • Với năng lượng tiêu thụ: gia đình bạn dùng một chiếc đèn LED công suất 100 watt (= 0,1kW) liên tục trong 10 giờ, lượng điện năng tiêu thụ sẽ là: 0,1x10 = 1 kWh.
  • Ấm siêu tốc công suất 2.000W sẽ tiêu thụ 1 kWh điện trong 30 phút.
  • Máy ủi quần áo công suất 1.500W sẽ tiêu thụ 1 kWh điện trong khoảng 40 phút.
  • Tivi công suất 280 – 450W sẽ tiêu thụ 1 kWh điện trong khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.

Với năng lượng sản xuất: Hệ thống điện mặt trời 1 kWp hoạt động với công suất tối đa trong 1 giờ sẽ tạo ra 1 kWh điện. Để tính số kWh điện năng sản xuất từ hệ thống điện mặt trời trong một ngày, cần dựa vào thời gian nắng, cường độ bức xạ mặt trời. Trong thực tế, số giờ nắng mỗi ngày khác nhau, tùy theo mùa và theo khu vực, cường độ bức xạ cũng khác nhau. Tại Việt Nam, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,5-5,5kWh/m2/ngày, ở các tỉnh miền Bắc khoảng 4-4,5kWh/m2/ngày. Nếu hệ thống điện mặt trời công suất 5kWp được lắp đặt ở khu vực có cường độ bức xạ mặt trời 5kWh/m2/ngày thì có thể tạo ra 25 kWh điện mỗi ngày.

Hệ thống điện mặt trời này sử dụng 32 tấm pin năng lượng mặt trời 315Wp, công suất lắp đặt 10kWp Hệ thống điện mặt trời này sử dụng 32 tấm pin năng lượng mặt trời 315Wp, công suất lắp đặt 10kWp

Như vậy, bạn có thể cân đối tổng năng lượng tiêu thụ trong tháng (tính theo kWh) để tính toán lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất phù hợp (tính theo kWp) - trong trường hợp bạn muốn hệ thống điện mặt trời chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện. Ví dụ, bạn ở khu vực miền Nam, thuộc địa phương có bức xạ mặt trời khoảng 4,5 kWh/m2/ngày. Gia đình bạn mỗi tháng sử dụng hết 800 kWh điện, trong đó 70% là sử dụng vào ban ngày (tương ứng 560 kWh điện). Nếu bạn lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 5kWp, mỗi tháng tạo ra khoảng 650 kWh điện thì sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày của gia đình. Vào các thời điểm hệ thống sản xuất được nhiều điện hơn so với mức tiêu thụ, điện dư sẽ được phát ngược lên lưới điện, bán cho ngành điện. Thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện cao hơn điện sản xuất ra hoặc vào buổi tối hệ thống không tạo ra điện, điện sẽ tự động lấy từ hệ thống.

Hiện nay, giá bán điện mặt trời được tính theo giá FIT2, với điện mặt trời áp mái là 1.943VNĐ/kWh (chưa tính VAT), thời hạn 20 năm (Xem chi tiết tại đây: https://solarpower.vn/he-thong-dien-mat-troi-gia-bao-nhieu/ ).

Do đó, hiện nay, nhiều hộ gia đình đã lắp đặt điện mặt trời theo khả năng tài chính và điều kiện thi công, coi điện mặt trời như một hình thức đầu tư an toàn vừa dùng vừa bán thay vì chỉ để phục vụ nhu cầu sử dụng điện.

Vu Phong Solar

The post Giải thích chi tiết các đơn vị đo lường điện mặt trời: Wp, kWp, kWh appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

10/9/20

Vũ Phong Solar sẽ tài trợ đèn mặt trời SolarV cho dự án xây dựng 50 nhà vệ sinh tại Huế

vu-phong-solar-tai-tro-den-mat-troi-solarv-du-an-nha-ve-sinh-3

50 chiếc đèn năng lượng mặt trời SolarV sẽ được Vũ Phong Solar tài trợ trong một dự án cộng đồng đầy ý nghĩa: xây 50 nhà vệ sinh cho 50 gia đình có bé gái ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Đây là một dự án mới của Quỹ những nỗ lực phát triển Việt Nam (D.O.V.E Fund). Theo đó, D.O.V.E Fund đã quyết định tài trợ xây dựng 50 nhà vệ sinh cho 50 gia đình có bé gái ở Hồng Hạ – một xã thuộc huyện miền núi biên giới A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nơi đây còn rất nhiều gia đình nghèo không có nhà vệ sinh sạch sẽ mà phải dựng nhà tạm, thưng bạt để làm nhà tiêu. Với dự án ý nghĩa này, cùng sự chung tay của cộng đồng, trước mắt sẽ có 50 gia đình được xây dựng nhà vệ sinh mới với vòi tắm hoa sen, tường – sàn lát gạch men và chiếu sáng bằng đèn mặt trời SolarV. Các bé gái nơi đây sẽ sớm được sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ và an toàn.

vu-phong-solar-tai-tro-den-mat-troi-solarv-du-an-nha-ve-sinh-1Bé gái này sẽ sớm có một nhà vệ sinh với vòi hoa sen và những bức tường lát gạch (Ảnh D.O.V.E Fund)

Việc thiếu nhà vệ sinh đảm bảo tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với phụ nữ và các trẻ em gái. Dùng nhà vệ sinh bẩn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, tả, thương hàn… Theo thống kê, mỗi ngày, trên thế giới có gần 1.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy do thiếu nhà vệ sinh sạch sẽ. Theo ước tính của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ, 9% gánh nặng bệnh tật toàn thế giới bắt nguồn từ nước uống nhiễm bẩn và vấn đề vệ sinh kém.

Bên cạnh đó, việc thiếu nhà vệ sinh đảm bảo cũng tiềm ẩn nguy cơ các bé gái bị quấy rối, xâm hại. Theo kết quả của một nghiên cứu tại Ấn Độ được công bố vào năm 2016, khả năng bị tấn công tình dục ở những phụ nữ đi vệ sinh ngoài trời cao gấp đôi so với những người đi trong nhà vệ sinh. Bị quấy rối, xâm hại và bị quay phim, chụp ảnh lén là những nguy cơ từ những nhà vệ sinh công cộng và nhà vệ sinh không đảm bảo an toàn. Chúng trở thành nỗi sợ, nỗi ám ảnh, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý của chị em phụ nữ cũng như sự phát triển bình thường của các trẻ em gái.

Thông tin thêm:

SolarV là một công ty thành viên của Vũ Phong Solar, chuyên sản xuất – phân phối sản phẩm điện mặt trời và tiết kiệm năng lượng. Từ năm 2010, CEO Phạm Nam Phong (Nhà sáng lập Vũ Phong Solar và SolarV) đã thành lập Bộ phận R&D để nghiên cứu và phát triển các thiết bị năng lượng mặt trời mang thương hiệu SolarV. Hiện nay, SolarV được biết đến là thương hiệu lớn của Việt Nam với các sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời, bộ phát điện mặt trời, đèn năng lượng mặt trời, đèn LED, bộ đổi nguồn, điều khiển sạc ắc quy chất lượng cao cùng hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ bảo hành chu đáo. Xem thêm về SolarV và các sản phẩm thương hiệu SolarV tại đây.

Trong hơn 11 năm phát triển (từ năm 2009), bên cạnh kiên trì sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”, Vũ Phong Solar đặc biệt quan tâm đến các hoạt động vì cộng đồng, chia sẻ với những hoàn cảnh cần được giúp đỡ. Vũ Phong Solar đã tổ chức và tham gia nhiều dự án thiện nguyện, chẳng hạn như dự án “Thắp sáng buôn làng” tặng 30 máy phát điện mặt trời SolarV cho trẻ em nghèo Ninh Thuận; đồng hành cùng chương trình “Cơm có thịt” – Quỹ Trò nghèo vùng cao tặng thiết bị điện mặt trời SolarV cho các điểm trường ở vùng núi phía Bắc; tặng nhu yếu phẩm và đèn mặt trời SolarV cho các gia đình khó khăn tại huyện Tri Tôn – An Giang; đồng hành cùng JCI East Saigon – JCI Vietnam tặng quà và lắp tặng máy phát điện mặt trời SolarV cho các hộ nghèo Bù Gia Mập – Bình Phước, tặng máy phát điện mặt trời SolarV Combo LS (lưu trữ bằng lin Lithium) cho bà con và trẻ em nghèo chưa có điện tại Tà Năng, Lâm Đồng…

Vũ Phong Solar cũng đã đồng hành cùng D.O.V.E Fund trong nhiều dự án ý nghĩa vì cộng đồng, như Dự án Đèn Mặt trời, tặng hàng trăm máy phát điện và đèn năng lượng mặt trời SolarV cho các khu vực khó khăn chưa có điện tại các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam, tổng giá trị quà tặng lên đến hàng tỷ đồng. Hay đầu năm 2020, Vũ Phong Solar cùng D.O.V.E Fund tặng 2 phòng máy vi tính và quà cho các em nhỏ, tặng 220 gia đình máy phát điện mặt trời, trao 90 học bổng cho các em học sinh cấp 3 tại Quảng Trị…

Xem thêm Hành trình chia sẻ với cộng đồng của Vũ Phong Solar tại đây!

Vu Phong Solar

Content Protection by DMCA.com

The post Vũ Phong Solar sẽ tài trợ đèn mặt trời SolarV cho dự án xây dựng 50 nhà vệ sinh tại Huế appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3hjLKh8
via IFTTT
Share:

Dự án nhà máy năng lượng ảo Tesla: Thêm 3.000 nhà được lắp điện mặt trời miễn phí

nha-may-nang-luong-ao

Tesla đã khởi động giai đoạn 3 của nhà máy năng lượng ảo, sẽ có thêm 3.000 hộ gia đình tại Úc sẽ được lắp điện mặt trời miễn phí và kết nối với hệ thống chung.

Tại miền Nam nước Úc, Tesla đang tiến hành giai đoạn 3 của dự án nhà máy năng lượng “ảo” “khổng lồ” của mình: lắp đặt hệ thống điện mặt trời với các tấm pin năng lượng mặt trời và pin lưu trữ năng lượng Powerwall cho gần 4.000 hộ gia đình, sau đó kết nối toàn bộ hệ thống thành một lưới điện chung. Như vậy, sắp tới, sẽ có thêm 3.000 ngôi nhà có Powerwall và năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với hệ thống sau khi Tesla hoàn thành giai đoạn 1, 2 của dự án.

Mô hình nhà máy năng lượng ảo (Virtual Power Plants – VPP) là sự kết hợp của các nguồn điện phân tán có công suất nhỏ, chẳng hạn như: nhà máy điện gió, điện - nhiệt kết hợp, nhà máy điện năng lượng mặt trời, các thủy điện nhỏ và nhà máy điện chạy khí sinh học... Ưu điểm của hệ thống điện điều khiển theo mô hình VPP là cho phép chúng đạt được quy mô và mức độ tin cậy cung cấp điện ổn định tương đương các nhà máy điện truyền thống, trong khi mang lại hiệu quả cao về kinh tế so với điều khiển các nguồn điện độc lập. Tại Úc, Powerwall là hệ thống lưu trữ năng lượng gia đình phổ biến, chính vì vậy Tesla đã áp dụng mô hình nhà máy năng lượng ảo và có kế hoạch triển khai nó ở Nam Úc.

Câu chuyện về nguồn gốc của dự án nhà máy năng lượng ảo Tesla khá thú vị. Nó xuất hiện sau khi Elon Musk (nhà sáng lập, CEO và kiến trúc sư sản phẩm của Tesla) đến Nam Úc tham dự lễ khánh thành Cơ sở Dự trữ Năng lượng Hornsdale do Tesla xây dựng. Đây là hệ thống dự trữ điện bằng pin lithium-ion lớn nhất thế giới tại khu vực Nam Úc trong giai đoạn 2017-2020. Trong buổi phỏng vấn, Musk mới biết về khó khăn mà các hộ gia đình có thu nhập thấp tại Úc đang gặp phải do vấn đề giá điện. Khu vực này có hệ thống lưới điện rất không ổn định, và chi phí điện cao đến mức một số gia đình phải lựa chọn giữa việc bật đèn hay bữa tối. Musk hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này và kết quả là chỉ vài tháng sau, Tesla công bố kế hoạch dự án, lắp đặt pin mặt trời và hệ thống lưu trữ điện Powerwall cho 50.000 hộ gia đình.

Sau một vài trục trặc với chính quyền mới được bầu ở địa phương, dự án chính thức được thông qua. Tháng 7/2018, Tesla đã triển khai 100 hệ thống Powerwall đầu tiên cho nhà máy năng lượng ảo mới, nhằm giảm chi phí điện năng cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Cuối 2018, dự án bước vào giai đoạn 2, thêm hơn 1.000 hệ thống Powerwall được lắp đặt, quy mô lưới điện ảo tiếp tục tăng lên. Đầu năm 2020, đơn vị quản lý dự án là Cơ quan Điều hành Thị trường năng lượng Australia công bố báo cáo chi tiết về dự án, cho thấy những những kết quả đầy hứa hẹn với một lưới điện ổn định và giá thành điện rẻ hơn trước nhiều.

Thời điểm hiện tại, giai đoạn 3 của dự án đang được tiến hành. Robyn Denholm, Chủ tịch của Tesla - một phụ nữ người Úc, cho biết việc khởi động giai đoạn ba của Nhà máy năng lượng ảo Nam Úc (SA VPP) nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững của Úc, mục tiêu cuối cùng là đưa 50.000 hộ gia đình Nam Úc vào lưới điện ảo. Trong giai đoạn này, Tesla sẽ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời và hệ thống lưu trữ Powerwall cho 3.000 hộ gia đình, kinh phí do Tesla chi trả là 18 triệu USD. Các gia đình này sẽ được nhận miễn phí hai hệ thống trên và nhờ nhà máy năng lượng ảo, họ sẽ giảm được hơn 20% chi phí sử dụng điện so với khi sử dụng lưới điện quốc gia. Chính phủ Nam Úc đang đóng góp 10 triệu USD cùng với 8,2 triệu USD từ Cơ quan Năng lượng tái tạo Úc (ARENA) và khoản hỗ trợ 30 triệu USD từ Tổng công ty Tài chính Năng lượng sạch (CEFC).

Nguồn: Tổng hợp

The post Dự án nhà máy năng lượng ảo Tesla: Thêm 3.000 nhà được lắp điện mặt trời miễn phí appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/nha-may-nang-luong-ao/
Share:

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũ Phong Energy Group, được thành lập năm 2009. Ban đầu, công ty hoạt động với ngành nghề cốt lõi là điện năng lượng mặt trời, trong vai trò nhà thầu EPC chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), nghiên cứu và sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Với năng lực vững vàng, thương hiệu uy tín và thái độ tận tâm, Vũ Phong đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, ghi dấu với hàng loạt dự án lớn có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, Vũ Phong đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ngành năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, thủy điện tích năng, năng lượng sóng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái với sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”. Xem Thêm: Giá Pin Năng Lượng Mặt Trời, Sản phẩm điện mặt trời, Dự án điện mặt trời

Tìm kiếm Blog này