SolarPower chuyên ☑ Bán ☑ Lắp Đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời Chuyên Nghiệp ☑Chất lượng cao với Chi Phí cực kì cạnh tranh ☎ 1800.7171.

29/9/20

Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc

quyet-dinh-13-ve-gia-dien-mat-troi-nha-dau-tu-tang-toc-4

Chỉ còn 3 tháng để áp dụng giá điện mặt trời FIT 2 theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Vì thế, các nhà đầu tư đang tăng tốc “chạy đua” với thời gian để kịp hưởng giá ưu đãi. 3 tháng cuối để được hưởng ưu đãi theo […]

The post Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3n1ai2E
via IFTTT
Share:

25/9/20

Văn bản hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy đối với điện mặt trời áp mái

The post Văn bản hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy đối với điện mặt trời áp mái appeared first on Vũ Phong Solar Power.

phong-chay-chua-chay-dien-mat-troi-mai-nha-2

Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) đã ban hành văn bản số 3288/C07-P4 ngày 08/9/2020 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Theo văn bản hướng dẫn của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an), các hệ thống điện mặt trời mái nhà phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy là các hệ thống lắp đặt trên mái của công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy (quy định tại Phụ lục IV, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/7/2014). Cụ thể, khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, học viện, trường đại học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên, bảo tàng, cảng hàng không, cửa hàng xăng dầu... bắt buộc phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy. (Xem chi tiết danh mục 20 loại dự án, công trình cần được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy ở cuối bài viết)

Với các công trình không thuộc danh mục trên, không cần thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy nhưng phải được hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Theo đó, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khuyến khích sử dụng tấm pin dạng tinh thể và ưu tiên lựa chọn các tấm pin đạt các thử nghiệm về khả năng chịu lửa để lắp đặt cho hệ thống điện mặt trời mái nhà, khuyến cáo ưu tiên sử dụng micro-inverter. Về bố trí thiết bị, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khuyến cáo không lắp đặt tấm pin mặt trời phía trên các gian phòng thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B cũng như các gian phòng khác mà trong quá trình hoạt động có khả năng tích tụ khí, bụi cháy; hạn chế việc bố trí tấm pin trên các gian phòng làm kho hoặc các gian phòng lưu trữ khối lượng lớn chất cháy. Giàn pin mặt trời lắp đặt trên mái nhà được khuyến cáo chia thành các nhóm, dãy với kích thước không quá 40x40m cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 2 nhóm không được nhỏ hơn 1,5m; không bố trí tấm pin trong phạm vi 3m xung quanh lối ra các mái qua các buồng thang bộ, thang chữa cháy, các lỗ mở qua cửa sập. Ngoài ra, khi lắp đặt tấm pin mặt trời và các thiết bị khác của hệ thống điện mặt trời mái nhà phải tính toán tải trọng ảnh hưởng đến kết cấu mái trong điều kiện thường và trong điều kiện cháy; không lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy. Chi tiết đầy đủ các khuyến cáo của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà, bạn hãy xem ở văn bản số 3288/C07-P4 bên dưới.

phong-chay-chua-chay-dien-mat-troi-mai-nha-1Hệ thống điện mặt trời mái nhà hộ gia đình không cần thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy nhưng nên thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn để tránh rủi ro cháy nổ

* Danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Phụ lục IV, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2014):

  1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
  2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
  3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
  4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
  6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
  8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
  9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
  10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
  15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
  17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.
  18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
  19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt./.
Theo thống kê, tỷ lệ nguy cơ các tấm pin năng lượng mặt trời bắt lửa là 0.00125%, thấp hơn các thiết bị điện khác. Rất hiếm khi xảy ra trường hợp liên quan đến hỏa hoạn do hệ thống điện năng lượng mặt trời. Trong khoảng 20 năm qua, chỉ có 0,006% hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt gặp rủi ro cháy nổ, tức 75 vụ trên tổng cộng hơn 1,3 triệu hệ thống.

Một số nguyên nhân khiến hệ thống mặt trời gây hỏa hoạn: dây dẫn điện bị đứt hoặc hư hỏng, quy trình lắp đặt và sử dụng không đúng cách dẫn đến xung đột dòng điện… Ngoài ra, có một nguyên nhân là điện áp của hệ thống tăng đột ngột vượt ngưỡng cho phép xuất phát từ lý do lưới điện hoặc có sấm sét đánh mạnh gần khu vực hệ thống. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ, nguy hiểm cho người sử dụng, việc thiết kế, lắp đặt hệ thống điện mặt trời phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn. Hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu lắp hệ thống điện mặt trời mái nhà nên lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín, có bề dày kinh nghiệm trong ngành để đảm bảo hệ thống được lắp đặt chuẩn về kỹ thuật, tránh những rủi ro không đáng có.

Văn bản số 3288/C07-P4 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà

Nguồn: Vuphong.vn

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

[caption id="attachment_16139" align="aligncenter" width="1920"] Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.[/caption]

[kkstarratings]

The post Văn bản hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy đối với điện mặt trời áp mái appeared first on Vũ Phong Solar Power.



source https://solarpower.vn/phong-chay-chua-chay-dien-mat-troi/
Share:

24/9/20

Điện mặt trời mái nhà có cần được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy?

phong-chay-chua-chay-dien-mat-troi-mai-nha-2

Mới đây, ngày 08/9/2020, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) đã ban hành văn bản số 3288/C07-P4 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà. Vậy những hệ thống nào phải […]

The post Điện mặt trời mái nhà có cần được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy? appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3630lvF
via IFTTT
Share:

23/9/20

Lịch sử phát triển của năng lượng mặt trời và chuyển đổi quang điện

lich-su-pin-mat-troi

Lịch Sử Phát Triển Của Năng Lượng Mặt Trời Và Chuyển Đổi Quang Điện

Năng lượng mặt trời là gì

Năng lượng mặt trời bao gồm bức xạ ánh sáng và nhiệt từ mặt trời được khai thác bởi con người từ thời xa xưa. Ngày nay năng lượng mặt trời được chuyển hoá thành điện mặt trời và sử dụng rộng rải trong cuộc sống.

Lợi ích của năng lượng mặt trời

  • Tạo ra nguồn năng lượng xanh
  • Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên quen thuộc với tất cả mọi người. Nhờ có tấm pin năng lượng mặt trời mà nguồn năng lượng tự nhiên đó được chuyển hóa thành điện năng để phục vụ cho đời sống của con người .

  • Thân thiện với môi trường
  • Một điểm cộng cho tấm pin năng lượng mặt trời chính là tạo ra một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Tiền sử của năng lượng mặt trời

  • Thế kỷ thứ 7 trước công nguyên: Thời Ai Cập Cổ Đại , các ngôi nhà được xây dựng để các bức xạ mặt trời có thể được thu thập vào ban ngày và được sử dụng vào ban đêm.
  • Thế kỷ thứ 5 trước công nguyên: người Hy Lạp định hướng nhà của họ để họ có thể nhận được năng lượng mặt trời vào mùa đông để sưởi ấm ngôi nhà.
  • Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên: Archimedes đã sử dụng những tấm gương để phản chiếu bức xạ mặt trời và để bảo vệ Syracuse từ cuộc xâm lược của người La Mã.
  • Thế kỷ thứ 2 trước công nguyên: các cửa sổ đầu tiên làm từ mica trong suốt đã được chèn vào trong nhà ở miền bắc Ý, với mục đích để tăng việc sử dụng bức xạ mặt trời trong thời gian mùa đông.
  • Thế kỷ thứ 1 sau công nguyên : các “heliocaminos” được bắt đầu sử dụng . Vào khoảng thế kỷ thứ 5, những bồn tắm năng lượng mặt trời với các cửa sổ mica lớn hướng về phía nam được sử dụng tối đa tại Ý.
  • Thế kỷ thứ 14 : định luật năng lượng mặt trời đầu tiên được giới thiệu tại Ý.
  • 1767 ở Nga: M.V. Lomonossov đề nghị việc sử dụng các thấu kính để tập trung bức xạ mặt trời.
  • 1767 tại Thụy Sĩ: Horace de Saussure khám phá ra sự khuếch đại và tăng hiệu suất nhiệt trong các hộp kính 5 nếp gấp loại Matjoshka.
  • 1830 tại Nam Phi: J. Hershel sử dụng nồi nấu năng lượng mặt trời đầu tiên .
  • Khoảng 1830: H. Repton xây dựng nhà kính đầu tiên ở châu Âu.

Lịch sử phát triển của quang điện

  • 1839: Alexandre-Edmund Becquerel, một nhà vật lý thực nghiệm trẻ ở Pháp, phát hiện ra hiệu ứng quang điện ở tuổi 19, trong khi giúp cha mình, thử nghiệm với các pin điện phân tạo ra bởi hai điện cực kim loại
  • 1873: W. Smith, làm việc tại Anh, phát hiện ra tính quang dẫn của Selenium, đưa đến việc phát minh ra pin quang dẫn.
  • 1876: G. W. Adams và R.E. Day, Mỹ, quan sát thấy hiệu ứng quang điện trong chất rắn Selenium.
  • 1883: Ch. Frits, một nhà phát minh người Mỹ, mô tả các pin năng lượng mặt trời được làm từ những tấm Se-wafer.
  • 1887: tại Đức ,H. Hertz phát hiện ra rằng ánh sáng tia cực tím thay đổi điện áp thấp nhất mà có khả năng gây một tia lửa điện giữa hai điện cực kim loại.
  • 1888: Ed. Weston nhận được bằng sáng chế cho pin năng lượng mặt trời.
  • 1904: W. Hallwachs phát hiện ra sự nhạy cảm ánh sáng trong cặp đồng và ôxít đồng.
  • 1904: A. Einstein xuất bản nghiên cứu lý thuyết tiên phong của ông về hiệu ứng quang điện (ông nhận giải Nobel năm 1921 cho công trình này).
  • 1916: R.A. Millikan cung cấp bằng chứng thực nghiệm của các hiệu ứng quang điện.
  • 1916: Y. Czochralski (nhà khoa học người Ba Lan ) phát triển một phương pháp mới để phát triển tinh thể đơn Silicon.
  • 1930: W. Schottky phát hiện ra pin quang điện ôxít đồng mới.
  • 1931: AF Ioffe hướng dẫn một dự án tại Viện Vật Lý Kỹ Thuật ở St Petersburg về pin quang thallium sulphide ( TI2S) , đạt được hiệu suất kỷ lục > 1% vào thời điểm đó. Ông đã gửi một đề nghị tới chính phủ Xô viết liên quan đến việc sử dụng mái nhà điện quang để cung cấp điện.
  • 1932: Audobert và Stora khám phá ra hiệu ứng quang điện của CdS.
  • 1948: W. Schottky trình bày các khái niệm lý thuyết đầu tiên cho quang điện bán dẫn.
  • 1951: tại phòng thí nghiệm BELL kết nối p-n đầu tiên được tạo ra trên germanium.
  • 1953: D. Trivich công bố những tính toán lý thuyết đầu tiên về hiệu suất chuyển đổi của quang phổ đối với các vật liệu có bandgap khác nhau.
  • 1953: G. Pearson tại phòng thí nghiệm Bell bắt đầu nghiên cứu pin năng lượng mặt trời bằng Li-doped Silicon.
  • 1953: D. Chapin; C. Fuller và G. Pearson Silicon thực hiện một pin năng lượng mặt trời rộng 2 cm2 với hiệu suất 4% (công bố trên trang bìa NY Times ).
  • 1954: D. Chapin, C. Fuller và G. Pearson cải tiến hiệu suất của pin năng lượng mặt trời lên 6%; pin năng lượng mặt trời AT & T ra mắt ở Murray Hill, NJ.
  • 1954: tại Siemens ở Đức, G. Spenke và nhóm của ông phát triển một phương pháp hiệu quả cho việc sản xuất poly-Si: Các nhà khoa học và chuyên gia từ Wacker và TU Munich tham gia trong công trình này với Siemens. Cái được gọi là Phương pháp Siemens là công nghệ chính để sản xuất pin năng lượng mặt trời và bán dẫn loại Si.
  • 1954: J.J. Loferski và Jenny tại RCA báo cáo về hiệu ứng quang điện rõ nét trong CdS
  • 1954: Hiệp hội quốc tế về năng lượng mặt trời -The International Solar Energy Society (ISES)- được thành lập ở Phoenix, AZ. 1970. trụ sở chính của nó sau đó được chuyển tới Melbourne, Australia, và vào năm 1995 nó đã được di chuyển một lần nữa đển Freiburg, Đức.
  • 1957-1959: Hoffmann Electronics đạt được 8, 9 và 10% hiệu suất và phát triển hệ thống các mối nối, giảm điện trở của các thiết bị đáng kể.
  • 1960: Hoffmann Electronics tăng hiệu suất pin quang điện đến 14%, chủ yếu được sử dụng cho vệ tinh và các ứng dụng không gian.
  • 1960/1961: H. Mori ở Nhật Bản và A.K. Zaitseva & O. P. Fedoseeva ở Nga độc lập đề xuất module quang điện lưỡng mặt .
  • 1961: W. Shockley và H. Queisser phát triển một lý thuyết về nhiệt động lực học dựa trên nguyên lý “sự cân bằng chi tiết” cho pin mặt trời 1 mối nối.
  • 1961: Hội nghị các chuyên gia quang điện IEEE đầu tiên được tổ chức ở Philadelphia, Mỹ.
  • 1963: Sharp ở Nhật Bản đã lắp đặt các mạng pin lớn nhất thế giới cho các ứng dụng trên mặt đất, với công xuất 242 W.
  • 1966: Mạng pin mặt trời 1 kW được cài đặt trên đài quan sát thiên văn quỹ đạo.
  • 1966: Zh.I. Alferov, V.B. Khal n và R.F. Kazarinov phát hiện hiệu ứng “super-injection” trong một double heterostructure (DHS).
  • 1970: Zh.I. Alferov, V.M. Andreev và một đội ở Viện Ioffe, St Petersburg ra mắt pin năng lượng mặt trời đầu tiên với GaAs heterostructure.
  • 1973: Solarex được thành lập tại Hoa Kỳ. Công ty này sản xuất thương mại pin năng lượng mặt trời đa tinh thể và các pin năng lượng mặt trời vô định hình. Solarex sau đó được mua lại bởi Amoco / Emron và sau đó là BP Solar.
  • 1974: Nhật Bản trình bày dự án Sunshine vào đầu của cuộc khủng hoảng dầu khí.
  • 1976/1977: Thu huỳnh quang đầu tiên dung cho các ứng dụng năng lượng mặt trời được gợi ý độc lập bởi A. Goetzberger và W. Greubel, và bởi WH Weber và J. Lambe.
  • 1976: D. Carlson và Ch. Wronsky tại RCI, Mỹ trình bày pin năng lượng mặt trời bằng màng mỏng a-Si: H đầu tiên với hiệu suất khoảng 1%.
  • 1977: Viện Nghiên Cứu Năng Lượng mặt trời (SERI), sau này trở thành Phòng Thí Nghiệm Năng lượng Tái Tạo Quốc Gia (NREL) mở cửa tại Golden, CO, USA.
  • 1977: Hội nghị Năng lượng Mặt trời EC PV khởi đầu ở Luxembourg.
  • Năm 1978: phòng thí nghiệm đầu tiên về năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo (SENES) khởi đầu hoạt động tại Châu Âu tại Học viện Hàn Lâm Khoa học Bungari tại Sofia.
  • 1980: M.Riel bắt đầu chương trình nổi tiếng 1000 mái nhà với pin năng lượng mặt trời ở Zurich, Thụy Sĩ.
  • 1980: BP đi vào kinh doanh năng lượng mặt trời.
  • 1981: Viện Năng lượng Mặt trời Fraunhofer ISE ở Freiburg, Đức thành lập bởi Goetzberger A.
  • 1981: R. Hezel giới thiệu Plasma Silicon Nitride (PECVD) như lớp phản chiếu và lớp thụ động, mà hiện nay được áp dụng cho hầu như tất cả pin năng lượng mặt trời thương mại bằng Silicon.
  • 1981: Gương tập trung phản chiếu năng lượng mặt trời sử dụng lần đầu tiên tại Viện Ioffe St Petersburg.
  • Năm 1982: sản xuất điện quang trên toàn thế giới đạt giá trị 10 MW.
  • 1982: một nhà máy quang điện 1-MW – được xây dựng bởi ARCO Solar với 100 trackers lưỡng trục với c- Si module đi vào sử dụng tại California.
  • Năm 1983: sản xuất pin mặt trời trên toàn thế giới vượt mức 20 MW, và doanh số bán vượt mức 250 trieu USD.
  • 1984: M.A Green và S. Wenham giới thiệu pin năng lượng mặt trời Laser-Grooved Buried-Contact (LGBC).
  • 1985: M. Green tại Đại học New South Wales, Australia, phá vỡ rào cản về hiệu suất 20% cho pin năng lượng mặt trời c-Si dưới một nắng trong phòng thí nghiệm.
  • 1985: R. Swanson thành lập Sun Power tại California với mục tiêu để thương mại hóa pin năng lượng mặt trời c-Si hiệu suất cao.
  • 1986: ARCO Solar bán module quang điện màng mỏng thương mại đầu tiên.
  • 1987: The Solar Challenge được khánh thành, và cuộc đua xe dùng pin mặt trời dọc Australia.
  • 1989: V.D. Rumyantsev tại Viện Ioffe, St Petersburg giới thiệu hệ thống pin mặt trời dùng thấu kính tập trung với kích thước giảm dần.
  • 1990: ARCO Solar được bán cho Siemens và đổi tên thành Siemens Solar.
  • 1991: Nukem GmbH (nay Schott Solar) xây dựng thí điểm nhà máy quang điện 1 MW từ pin mặt trời mono- and bifacial MIS-inversion-layer, được phát triển bởi nhóm của R.Hezel tại Đại học Erlangen.
  • 1991: M. Graetzel phát minh ra pin mặt trời dye-sensitized electrochemical. Hiệu suất > 10% thu được trong vòng 5 năm sau khi phát hiện.
  • 1992: BP thương mại hoá pin mặt trời Laser Grooved c-Si (bằng sáng chế của MA Green và S.Wenham).
  • 1994: NREL phát triển và ra đời pin mặt trời 2 đầu với hiệu suất cao GaInAsP /GaAs, với hiệu suất >30% dưới 180 nắng. Thế hệ thứ ba CPV ra đời.
  • 1997: PV mái nhà dùng pin quang điện lớn nhất, với >3 MW được lắp đặt tại Munich, Đức.
  • 1997: Sanyo bắt đầu sản xuất hàng loạt pin mặt trời hiệu suất cao HIT c-Si/a-Si: H.
  • 1998: SolarWorld AG được thành lập ở Đức, là công ty quang điện tích hợp theo chiều dọc đầu tiên.
  • 1999: M.A Green và J. Zhao đạt được hiệu suất kỷ lục 24,7% trong phòng thí nghiệm với pin mặt trời c-Si.
  • 1999: Tổng số quang điện được cài đặt trên toàn thế giới vượt mức 1GW.
  • 2000: Đức giới thiệu luật EEG mới (luật feed-in), trong 2008, luật này được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ. Đức trở thành thị trường quang điện lớn nhất trên thế giới.
  • 2002: Hội nghị Solar Silicon đàu tiên đối phó với cuộc khủng hoảng của Si nguyên liệu được tổ chức bởi Photon tại Munich, Đức.
  • 2002: Cypress Corp và Sun Power ở USA bắt đầu sản xuất thí điểm pin mặt trời hiệu suất cao c-Si Sun Power. Sản xuất hàng loạt thành lập ởPhilippines.
  • 2002: Siemens Solar được bán cho Shell Solar, 2004 Shell Solar c-Si chuyển nhượng cho SolarWorld.
  • 2004: General Electric vào thi trường quang điện ( PV), sau khi trở thành chủ sở hữu của AstroPower.
  • 2005: Sharp vẫn là nhà sản xuất pin quang điện ( PV) lớn nhất trên toàn thế giới PV.
  • 2005: Q-Cells, được thành lập vào năm 2002, là nhà sản xuất tế pin PV phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới.
  • 2006: Lộ trình PV cho Châu Âu được đề xuất bởi WCRE.
  • 2006: Hơn 25% các module PV sản xuất trên toàn thế giới được lắp đặt ở Đức.
  • 2006: SolFocus tại Mỹ, Concentrix-Solar ở Freiburg, Đức, và SolarTec AG ở Munich, Đức, bắt đầu sản xuất thí điểm Concentrator III-V PV (CPV). CPV Mô-đun bao gồm các pin bộ ba GaAs trên Ge substrate với hiệu suất > 35%, và thấu kính Fresnel tập trung làm từ silicon kháng UV , có khả năng cung cấp lên đến 800 nắng.
  • 2006: Wacker mở rộng sản xuất pin năng lượng mặt trời poly-Si tại Burghausen, Đức, lên đến 16.000 tấn / năm để trở thành công ty lớn thứ hai trong lĩnh vực này trên toàn thế giới. Việc đầu tư mới là khoảng 500 trieu Euro.
  • 2006: Hội nghị quốc tế đầu tiên về Solar Glass được tổ chức bởi Photon tại Munich.
  • 2007: Hemlock thông báo mở rộng với qui mô lớn về sản xuất poly-Si lên đến 3.600 tấn/năm tại MI, Mỹ, và sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2010. Việc đầu tư là khoảng 1 tỷ USD , Hemlock là nhà sản xuất poly-Si lớn nhất trên toàn thế giới.
  • 2006: InterSolar, Hội chợ quốc tế về năng lượng mặt trời lớn nhất diễn ra lần thứ 10 và lần gần nhất là ở Freiburg, Đức.
  • 2007: SunPower và Sanyo thông báo hiệu suất cao nhất cho sản xuất hàng loạt pin mặt trời trong 1 nắng là 22%.
  • 2007: Al Gore và IPCC nhận giải Nobel Hòa Bình .
  • 2007: Hội nghị Liên hiệp quốc dành cho biến đổi khí hậu diễn ra tại Bali.
  • 2008: Q-Cells vượt qua Sharp để trở thành nhà sản xuất PV lớn nhất thế giới.

Tiêu chuẩn ngành – áp dụng cho các hãng sản xuất tấm pin uy tín:

Tiêu chuẩn pin mặt trời: tấm pin phải đạt hiệu suất cao hơn 80% sau 25 năm sử dụng! Vậy các bạn nghĩ các tấm pin giá rẻ từ Trung Quốc có đạt được tiêu chuẩn này không?

 Tiêu chuẩn ngành – áp dụng cho các hãng sản xuất tấm pin uy tín Tiêu chuẩn ngành – áp dụng cho các hãng sản xuất tấm pin uy tín

 Hình ảnh nhà máy pin ARM Singapore mà SolarV Vũ Phong ký kết làm đối tác độc quyền tại Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar Hình ảnh nhà máy pin ARM Singapore mà SolarV Vũ Phong ký kết làm đối tác độc quyền tại Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar

 Dây chuyền tuyển chọn Cells loại A tự động cho pin mặt trời ARM Solar. Dây chuyền tuyển chọn Cells loại A tự động cho pin mặt trời ARM Solar.

 Ông Phạm Nam Phong tại dây chuyền tuyển chọn cells cho tấm pin ARM Solar. Ông Phạm Nam Phong tại dây chuyền tuyển chọn cells cho tấm pin ARM Solar.

Liên hệ tư vấn và báo giá pin điện mặt trời: 1800.7171

Nếu bạn còn do dự bất cứ điều gì, đừng ngần ngại, hãy chia sẻ với chúng tôi – VŨ PHONG SOLAR – cam kết mang đến những giải pháp năng lượng tối ưu và hiệu quả nhất cho gia đình bạn. Xem thêm : giá pin mặt trời

  • Trụ sở: 111 Lô 1 Tổ 11, Đồng An 3, BHòa, Thuận An, Bình Dương
  • VPĐD Hồ Chí Minh: 61 Cao Đức Lân, Quận 2, Hồ Chí Minh
  • VPĐD Ninh Thuận: Lô 14, TTTM Thanh Hà, Phủ Hà, Phan Rang
  • VPĐD Nha Trang: 34 Thủy Xưởng, P. Phương Sơn, TP. Nha Trang
  • VPĐD Quảng Ngãi: 78 Tô Hiến Thành, Trần Phú
  • VPĐD Đà Nẵng: 09 Thanh Lương 24, Hòa Xuân, Cẩm Lệ
  • VPĐD Đăk Lăk: B7 Lý Tự Trọng, BMT
  • VPĐD Hà Nội: T608, 643A Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm
  • VPĐD Cần Thơ: 03 Nguyễn Văn Cừ, Cồn Khương, Ninh Kiều
  • Liên hệ: 1800 71 71 | Hỗ trợ bán hàng: 09 1800 7171
  • Website: https://vuphong.vn | Email: hello@vuphong.com | Yêu cầu báo giá điện mặt trời

The post Lịch sử phát triển của năng lượng mặt trời và chuyển đổi quang điện appeared first on Vũ Phong Solar Power.



source https://solarpower.vn/lich-su-phat-trien-cua-nang-luong-mat-troi-va-chuyen-doi-quang-dien/
Share:

Vì sao các nhà máy điện mặt trời cần dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M)?

van-hanh-bao-duong-nha-may-dien-mat-troi-4

Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M) sẽ giúp các nhà máy điện mặt trời hoạt động ổn định, tối ưu hiệu suất, phát hiện sớm nhất các trục trặc và rút ngắn tối đa thời gian sửa chữa hệ thống, mang lại lợi nhuận tốt nhất cho chủ đầu tư.

Lợi ích của công tác vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời

Sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời chất lượng tốt, hiệu suất cao; lắp đặt hệ thống chuẩn kỹ thuật, giúp các tấm pin nhận tối đa ánh sáng mặt trời là hai yếu tố quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà máy điện mặt trời. Nhưng, sẽ là rất thiếu sót nếu bỏ qua công tác vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời. Bởi vì, trong vòng đời của một trang trại năng lượng mặt trời, vận hành bảo trì bảo dưỡng là giai đoạn dài nhất (thường kéo dài 20-35 năm), các giai đoạn còn lại như phát triển, xây dựng, tháo dỡ (hoặc lắp đặt lại) chỉ kéo dài từ vài tháng đến 1-3 năm. Trong quá trình vận hành nhà máy điện mặt trời, các lỗi luôn có thể xảy ra trên bất cứ thiết bị nào, đặc biệt là các tấm pin năng lượng mặt trời (có thể do lỗi kỹ thuật, lỗi con người, tấm pin bị che phủ bởi bụi bẩn, rác…) ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ hoặc hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống. Chỉ khi công tác O&M được quan tâm chú ý và diễn ra hiệu quả, nhà máy điện mặt trời mới đạt hiệu suất và độ bền cao, giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, cải thiện Chi phí sản xuất điện qui dẫn (LCOE), cải thiện chỉ số ROI, mang lại lợi ích cao nhất cho các chủ đầu tư.

Tại Vũ Phong Solar, dịch vụ O&M bao gồm các công tác sau:

– Giám sát hệ thống điều khiển tập trung

– Điều khiển hệ thống từ xa và ứng phó tại hiện trường

– Bảo trì sửa chữa hệ thống

– Quản lý phụ tùng thay thế

– Báo cáo tình trạng hoạt động của nhà máy

Với dịch vụ này, hoạt động của nhà máy điện mặt trời sẽ được các kỹ sư giám sát 24/24 giờ, phát hiện kịp thời khi có bất cứ vấn đề nào bất thường xảy ra trong quá trình vận hành, đưa ra phương án bảo trì, sửa chữa nhanh nhất. Việc vệ sinh, bảo dưỡng cũng được thực hiện định kỳ và theo tình trạng thực tế, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định với hiệu suất điện năng ở mức cao nhất. Vì thế, nếu được vận hành, bảo dưỡng ngay từ đầu một cách hiệu quả thì hiệu suất hoạt động của hệ thống sẽ được tối ưu, từ đó tối đa hóa lợi nhuận cho chủ đầu tư.

van-hanh-bao-duong-nha-may-dien-mat-troi-2Thiết bị bay giám sát (Inspection Drone) quét nhiệt giúp phát hiện chính xác và nhanh chóng các lỗi ở module bằng phương pháp không tiếp xúc

Chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ O&M hay tự thực hiện?

Để theo dõi khả năng vận hành của hệ thống điện mặt trời, trước hết đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc (chi phí nhân công và các thiết bị cần thiết). Quy mô của dự án càng lớn, việc vận hành bảo dưỡng càng phức tạp, các chủ đầu tư rất khó để có thể vừa giám sát vừa bảo trì hệ thống từng giây từng phút. Đặc biệt, ngoài thời gian – công sức – tiền bạc, một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định hiệu quả của công tác O&M là kinh nghiệm thực tế để phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố phát sinh trong quá trình vận hành và phòng tránh các sự cố tương tự. Với một nhà máy điện mặt trời, thời gian chính là tiền bạc, hệ thống ngưng hoạt động hoặc hoạt động với hiệu suất thấp càng lâu, thiệt hại về kinh tế càng lớn.

Chính vì thế, các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời thường lựa chọn sử dụng dịch vụ O&M của công ty điện mặt trời chuyên nghiệp để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định với hiệu quả cao nhất trong khi chi phí thấp hơn rất nhiều so với tự đầu tư, thực hiện mọi công tác vận hành bảo dưỡng. Đơn vị cung cấp dịch vụ O&M sẽ giám sát mọi hoạt động của nhà máy điện mặt trời liên tục trong suốt 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần; cung cấp cho chủ đầu tư báo cáo chi tiết hàng tháng, trong đó bao gồm việc tóm tắt về tình hình hoạt động của nhà máy với các thông số kỹ thuật chính xác, các đề xuất/kiến nghị để nâng cao hiệu quả vận hành, các kế hoạch bảo trì bảo dưỡng trong thời gian tới…

Lưu ý khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ O&M

Điện mặt trời đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư bước chân vào thị trường đầy tiềm năng này. Trong xu hướng đó, nhiều công ty được thành lập để phục vụ nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời của các hộ gia đình, doanh nghiệp khiến thị trường trở nên cực kỳ sôi động. Tuy nhiên, vận hành bảo dưỡng các nhà máy điện mặt trời công suất lớn lại không hề đơn giản, đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm, không phải đơn vị nào cũng có thể đáp ứng tốt. Do đó, các chủ đầu tư cần đặc biệt cẩn trọng khi “chọn mặt gửi vàng”.

Vũ Phong Solar hiện là công ty điện mặt trời hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp thiết bị, thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mọi vùng miền, ở mọi quy mô (từ các hệ thống điện mặt trời hộ gia đình quy mô nhỏ, hệ thống điện mặt trời quy mô vừa trên mái nhà xưởng, văn phòng doanh nghiệp đến các nhà máy điện mặt trời công suất hàng trăm MWp). Bên cạnh đó, Vũ Phong Solar còn cung cấp dịch vụ O&M chuyên nghiệp cho các nhà máy điện mặt trời với những thế mạnh đặc biệt:

  • Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, Vũ Phong Solar có kinh nghiệm thi công và vận hành, bảo dưỡng nhiều nhà máy điện mặt trời công suất lớn, chẳng hạn như nhà máy điện mặt trời BIM2 Ninh Thuận (250MWp).
  • Vũ Phong Solar có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chuyên môn cao trong lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời, đặc biệt được chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới như Bouygues, AC renewable…

van-hanh-bao-duong-nha-may-dien-mat-troi-3Vũ Phong Solar đã được chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới

  • Vũ Phong Solar có một công ty thành viên là Vũ Phong Tech chuyên nghiên cứu, sản xuất các thiết bị phục vụ công tác EPC (Engineering – Procurement – Construction) và O&M hệ thống điện mặt trời. Nhờ đó, Vũ Phong Solar mang đến những dịch vụ, giải pháp kỹ thuật áp dụng công nghệ cao, phục vụ tốt nhất cho các nhà máy điện mặt trời, chẳng hạn như thiết bị bay giám sát (Inspection Drone) quét nhiệt phát hiện chính xác các tấm pin mặt trời hiệu suất kém bằng phương pháp không tiếp xúc, không gây gián đoạn quá trình vận hành; Cleaning Robot, Autonomous Robot vệ sinh tấm pin mặt trời và robot cắt cỏ farm chạy tự động nhờ xử lý dữ liệu tập trung…
  • Vũ Phong Solar đã tận dụng lợi thế về kinh nghiệm thực hiện, quản lý rất nhiều dự án điện mặt trời ở mọi quy mô trên cả nước, kết hợp nền tảng kỹ thuật và công nghệ liên tục update do tham gia các dự án cùng nhiều đơn vị hàng đầu thế giới để ứng dụng công nghệ IoT, xây dựng Big-data trong ngành điện mặt trời, tạo nền tảng cơ sở dữ liệu sát thực với điều kiện môi trường Việt Nam. Từ đó, giúp việc thi công – vận hành bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời ngày càng hiệu quả.

Luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn, áp dụng các quy trình quản lý hợp lý và được kiểm chứng để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho các nhà máy năng lượng mặt trời, Vũ Phong Solar đã và đang được nhiều nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”, giúp các nhà đầu tư nhận được lợi nhuận tốt nhất từ ánh dương.

Xem thêm: Các dịch vụ của Vũ Phong Solar cho nhà máy điện năng lượng mặt trời

Vu Phong Solar

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar. Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.

Content Protection by DMCA.com

The post Vì sao các nhà máy điện mặt trời cần dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M)? appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3hUwPdQ
via IFTTT
Share:

18/9/20

Đèn mặt trời SolarV thắp sáng căn nhà tình thương tại Cam Ranh, Khánh Hòa

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-4

Một ngôi nhà “xanh” kiên cố, chắc chắn, có điện năng lượng mặt trời với những bóng đèn mặt trời SolarV đã được trao tặng ông Tạ Công Nhàn – một người già neo đơn, sống một mình tại căn nhà xập xệ, phụ hồ để kiếm sống qua ngày tại xã Cam Phước Đông, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Ngôi nhà này thuộc dự án Nhà tình thương Cam Ranh, trong khuôn khổ chương trình Caravan “Trở về tuổi thơ tôi” do CLB Doanh nhân Khánh Hòa – Sài Gòn tổ chức nhằm trao tặng nhà tình thương cho bà con các khu vực khó khăn của tỉnh Khánh Hòa. Ngôi nhà tình thương được thi công trao tặng ông Tạ Công Nhàn là ngôi nhà tình thương thứ 4, đồng hành bởi SolarV cùng Công ty Nhà sinh thái (BeConcept) và Greenpan.

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-1

Với bản thiết kế được trau chuốt cẩn thận và quy trình xây dựng tỉ mỉ, ngôi nhà được khoác lên mình diện mạo mới chỉn chu và tiện nghi hơn rất nhiều so với ngôi nhà xập xệ cũ của ông Nhàn. Đây là mô hình Nhà lắp ghép sinh thái được tạo nên từ hệ khung thép chắc chắn, được sản xuất và gia công thành module để dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. Vật liệu hoàn thiện là tấm Greenpan có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Đặc biệt, với bộ máy phát điện mặt trời COMBO-35S do SolarV tài trợ, gồm tấm pin năng lượng mặt trời, máy phát điện mặt trời có jack cắm và có cổng USB, 4 bóng đèn SolarV tiết kiệm điện, ngôi nhà mới của ông Nhàn trở nên sáng sủa và ấm cúng, ông có thể sử dụng nguồn điện mặt trời miễn phí cho các nhu cầu cơ bản hằng ngày, không tốn thêm chi phí sử dụng điện.

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-2Ngôi nhà mới khang trang được trao cho ông Tạ Công Nhàn ngày 11/9/2020

Nhận ngôi nhà mới với những tấm lòng tương thân tương ái, sự động viên, chia sẻ của các đơn vị doanh nghiệp tài trợ, ông Nhàn xúc động không nói nên lời; cả người nhận và những người sẻ chia đều lâng lâng niềm hạnh phúc. Đó cũng chính là động lực để SolarV kiên trì nối dài hành trình sẻ chia với cộng đồng, song song với sứ mệnh sản xuất – phân phối các sản phẩm điện mặt trời và tiết kiệm năng lượng chất lượng cao mang thương hiệu Việt.

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-3Đại diện SolarV trên hành trình mang điện mặt trời cùng tinh thần sẻ chia đến với ông Tạ Công Nhàn

Thời gian qua, trong hành trình sẻ chia, các sản phẩm SolarV đã đi đến nhiều khu vực vùng sâu vùng xa trên mọi miền Tổ quốc, thắp sáng và mang lại niềm vui cho nhiều trẻ em nghèo, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Có thể kể đến một số dự án như: lắp đặt 60 trụ đèn mặt trời và máy phát điện mặt trời cho xóm “Khát Điện” tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai; lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho trường Tiểu học Đạ Mpô, xã Liêng Srônh – một xã cực nghèo phía tây huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng – khi khu vực này còn chưa có điện; làm hai con đường bê tông và lắp đặt hệ thống trụ đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời cho người dân xã đảo Thổ Chu (Phú Quốc, Kiên Giang); tặng 40 máy phát điện mặt trời cho người nghèo ở A Lưới, Thừa Thiên-Huế; tặng 30 máy phát điện mặt trời SolarV cho trẻ em nghèo Ninh Thuận trong dự án “Thắp sáng buôn làng”; tặng quà và lắp tặng máy phát điện mặt trời SolarV cho các hộ nghèo Bù Gia Mập – Bình Phước, Tà Năng – Lâm Đồng (dự án The Light, đồng hành cùng JCI East Saigon – JCI Vietnam); tặng hàng trăm máy phát điện và đèn năng lượng mặt trời SolarV cho các khu vực khó khăn chưa có điện tại các tỉnh miền Trung và miền Nam trong dự án “Đèn mặt trời” (đồng hành cùng D.O.V.E Fund)… Bạn có thể xem thêm hành trình sẻ chia của SolarV – Vũ Phong Solar tại đây!

Thông tin thêm:

SolarV là một công ty thành viên của Vũ Phong Solar, chuyên sản xuất – phân phối sản phẩm điện mặt trời và tiết kiệm năng lượng. Từ năm 2010, CEO Phạm Nam Phong (Nhà sáng lập Vũ Phong Solar và SolarV) đã thành lập Bộ phận R&D để nghiên cứu và phát triển các thiết bị năng lượng mặt trời mang thương hiệu SolarV. Hiện nay, SolarV được biết đến là thương hiệu lớn của Việt Nam với các sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời, bộ phát điện mặt trời, đèn năng lượng mặt trời, đèn LED, bộ đổi nguồn, điều khiển sạc ắc quy chất lượng cao cùng hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ bảo hành chu đáo. Xem thêm về SolarV và các sản phẩm thương hiệu SolarV tại đây.

Nguồn: Solarv.vn

Content Protection by DMCA.com

The post Đèn mặt trời SolarV thắp sáng căn nhà tình thương tại Cam Ranh, Khánh Hòa appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/2EbbPl1
via IFTTT
Share:

16/9/20

Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT

Sáng ngày 15/9/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị “Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT”. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cùng đại biểu các sở, ban, ngành, các viện trường, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar) – cũng tham dự và chia sẻ tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đoàn Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Tại Đồng Nai, ngày 10/6/2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có Công văn số 6561/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg (ngày 07/5/2020) của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng để phổ biến và áp dụng rộng rãi. Hội nghị này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên… trao đổi về các giải pháp mới, các hình thức ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực năng lượng, phương pháp tổ chức quản lý – phương pháp sử dụng năng lượng thông minh. Từ đó, đề xuất cơ chế, giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tiết giảm chi phí năng lượng, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tại tỉnh Đồng Nai, nhu cầu tiêu thụ năng lượng hiện rất lớn, đặc biệt là năng lượng điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, thực tế vẫn còn nhiều lãng phí. Một trong các nguyên nhân chính là hiệu suất sử dụng năng lượng ở các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm còn thấp, do sử dụng công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, một số hộ gia đình chưa có ý thức tiết kiệm điện.

Năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời nói riêng là nguồn năng lượng sạch, vô tận – một giải pháp giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp tiết giảm chi phí sử dụng điện, đồng thời tạo ra điện góp phần giảm áp lực thiếu điện cho quốc gia. Với bề dày hơn 11 năm trong ngành điện mặt trời (từ năm 2009), trong đó đặc biệt chú trọng việc phát triển, ứng dụng các nền tảng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo AI trong thi công lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời, Vũ Phong Solar đã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ IoT cho các sản phẩm của công ty, đồng thời cũng là các giải pháp giúp tăng cường hiệu quả trong quản lý năng lượng điện mặt trời.

giai-phap-su-dung-nang-luong-tai-tao-quan-ly-nang-luong-thong-minh-2Ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong – chia sẻ tại hội nghị

Theo đó, tại hội nghị, ông Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar) – đã chia sẻ về một số ứng dụng công nghệ IoT trong giám sát hệ thống điện mặt trời dân dụng, vận hành – bảo trì bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời. Cụ thể:

– Với các hệ thống điện mặt trời dân dụng (hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình, doanh nghiệp), Vũ Phong Solar tự chủ phần cứng và phần mềm IoT giám sát hệ thống. Hệ thống giám sát từ xa sẽ cung cấp dữ liệu thời gian thực cho phép giám sát hiệu quả hoạt động của hệ thống điện mặt trời.

– Với các nhà máy điện mặt trời, ngoài thiết kế, thi công lắp đặt, Vũ Phong Solar còn cung cấp dịch vụ vận hành – bảo dưỡng (O&M) nhà máy. Trong đó, ứng dụng IoT hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm tra phân tích cảnh báo cũng như giám sát và kiểm định kỹ thuật. Chẳng hạn như, với Cleaning Robot (robot vệ sinh tấm pin mặt trời do Vũ Phong Tech – Vũ Phong Solar nghiên cứu chế tạo), Modul IoT giúp ra lệnh và giám sát từ trung tâm, Robot có thể nhận tín hiệu/lệnh điều khiển từ thiết bị bay giám sát (Inspection Drone) để thực hiện lệnh lau khi Drone phát hiện bụi bẩn quá mức cho phép. Modul IoT mở rộng còn có thể đồng bộ hóa map (sơ đồ nhà máy) với Inspection Drone và SCADA Center để giúp các Robot tự hành (Autonomous Robot) tự tìm đường đến tấm pin cần làm sạch. Ứng dụng IoT kết hợp với VR/AR còn giúp đảm bảo thao tác của kỹ thuật viên bảo trì nhà máy điện mặt trời được hướng dẫn và kiểm soát chính xác, thay thế thao tác nguy hiểm (như ở trên cao, ở lưới điện cao thế) thông qua tương tác người-máy.

Robot vệ sinh tấm pin mặt trời do Vũ Phong Tech – Vũ Phong Solar nghiên cứu chế tạo

Ngoài ra, với lợi thế đã và đang thực hiện, quản lý rất nhiều dự án điện mặt trời ở mọi quy mô trên khắp các vùng miền của đất nước, kết hợp nền tảng kỹ thuật và công nghệ liên tục update do tham gia các dự án cùng nhiều đơn vị hàng đầu thế giới, Vũ Phong Solar đã ứng dụng công nghệ IoT để xây dựng Big-data trong ngành điện mặt trời, tạo nền tảng cơ sở dữ liệu sát thực với điều kiện môi trường Việt Nam, từ đó giúp việc thi công – vận hành bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời ngày càng hiệu quả.

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vức năng lượng mặt trời, với kinh nghiệm tham gia thi công và vận hành – bảo dưỡng nhiều nhà máy năng lượng mặt trời công suất lớn, đặc biệt được chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới như Bouygues, AC renewable… Vũ Phong Solar có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chuyên môn cao, mang đến những dịch vụ, giải pháp kỹ thuật áp dụng công nghệ cao nhằm phục vụ tốt nhất cho các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam.

Xem: Các dịch vụ của Vũ Phong Solar cho nhà máy điện năng lượng mặt trời

Thông tin thêm:

Vũ Phong Tech là một công ty thành viên của Vũ Phong Solar, chuyên nghiên cứu, sản xuất các thiết bị phục vụ công tác EPC (Engineering – Procurement – Construction) và O&M (vận hành – bảo dưỡng) hệ thống điện mặt trời, đặc biệt là nhà máy điện mặt trời (solar farm) và mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp (solar greenhouse). Các lĩnh vực chính mà Vũ Phong Tech đang triển khai:

– Hệ thống quản lý dữ liệu big data, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng mặt trời: mỗi panel là một cảm biến để tập trung về máy chủ, server sẽ tối ưu hóa dữ liệu nhằm tối ưu công tác engineering khi thiết kế

– Robot lau pin, cắt cỏ farm, chạy tự động nhờ xử lý dữ liệu tập trung

– IoT tracker, xoay tấm pin mặt trời theo chiều nắng để tối ưu công suất phát điện (Xem dự án tiêu biểu)

– Flycam – drone quét nhiệt để tìm ra chính xác các tấm pin mặt trời hiệu suất kém. Khi 1 tấm pin bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến cả cụm pin

– Hệ thống lưu trữ nguồn đệm.

Gợi ý cho bạn: Ứng dụng AI trong vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời

Content Protection by DMCA.com

The post Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3mtbJXt
via IFTTT
Share:

14/9/20

Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp

cau-chuyen-kinh-doanh-cua-ceo-pham-nam-phong-2

Từ một công ty khởi nghiệp rất nhỏ với vài nhân viên, sau hơn 10 năm hoạt động, Vũ Phong Solar đã vươn lên vị thế hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời. Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong về hành trình phát triển của Vũ Phong Solar và những chia sẻ chân thành dành cho các bạn trẻ đã được báo Tuổi Trẻ ghi lại.

Vượt qua thách thức của một doanh nghiệp tiên phong để phát triển và ghi dấu ấn

Điện mặt trời đang có những bước tiến vượt bậc tại Việt Nam với hàng loạt nhà máy điện mặt trời (solar farm) công suất lớn, trong đó có nhiều dự án trị giá hàng tỉ USD; với mô hình điện mặt trời áp mái ngày càng phổ biến tại các hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng… khắp mọi miền đất nước; với các thiết bị như máy bơm nước năng lượng mặt trời, đèn năng lượng mặt trời, máy phát điện năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất… Thế nhưng, lật giở lại chỉ một thập kỷ trước, điện mặt trời vẫn còn là khái niệm gần như hoàn toàn xa lạ với người dân Việt. Đó cũng chính là thời điểm CEO Phạm Nam Phong bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này.

Bằng niềm đam mê và mong muốn ngày càng có nhiều người biết đến nguồn năng lượng sạch từ ánh mặt trời, tháng 02/2009, kỹ sư trẻ Phạm Nam Phong đã tạo ra website http://solarpower.vn cung cấp tin tức của ngành năng lượng mặt trời. Đồng thời, anh miệt mài nghiên cứu sâu, thăm nhiều nhà máy sản xuất tấm pin và các thiết bị năng lượng mặt trời ở nước ngoài để tận mục sở thị dây chuyền, công nghệ hiện đại của họ. Đơn hàng đầu tiên đến với anh là 14 hệ thống điện năng lượng mặt trời 510W (tổng công suất trên 7kWp) cho các trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) – một khởi đầu đáng nhớ giúp anh thêm tự tin trong hành trình của mình. Và Vũ Phong Solar đã ra đời từ đó.

cau-chuyen-kinh-doanh-cua-ceo-pham-nam-phong-1Anh Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar)

Công ty non trẻ, ở một lĩnh vực mới lạ với hầu hết người dân, Vũ Phong Solar và CEO Phạm Nam Phong đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức của một doanh nghiệp tiên phong. “Thời điểm đó rất khó khăn bởi vì chưa có ai biết nhiều về điện mặt trời, người ta chỉ biết về máy nước nóng năng lượng mặt trời”. Tuy nhiên, với tầm nhìn rõ ràng là Vũ Phong sẽ hoạt động như một nhà thầu và một nhà sản xuất, anh đã thành lập Bộ phận Nghiên cứu & Phát triển để nghiên cứu các thiết bị năng lượng mặt trời mang thương hiệu SolarV. Với chuyên môn, niềm đam mê và sáng tạo, nhóm kỹ sư trẻ đã nghiên cứu, thử nghiệm, cho ra đời những sản phẩm đầu tiên là 4 bộ máy phát điện mặt trời cho đèn LED và sạc điện thoại. Những sản phẩm này được mang đi giới thiệu ở hội chợ Tây Nguyên – khu vực còn nhiều nơi chưa có điện – và nhanh chóng nhận được sự chú ý. Thậm chí, một chủ cửa hàng đã đề nghị mua hết các sản phẩm trưng bày và trở thành đại lý đầu tiên của Vũ Phong. Tuy đơn hàng có giá trị không quá lớn nhưng lại đặc biệt ý nghĩa vì qua nó, CEO Phạm Nam Phong nhận ra thị trường tiềm năng cho điện mặt trời và họ đã vượt qua thử thách rất lớn đầu tiên đối với một công ty khởi nghiệp.

Từ những sản phẩm đầu tiên vào năm 2011 đó, Vũ Phong Solar tiếp tục nghiên cứu, sản xuất nhiều thiết bị điện mặt trời mới (bộ phát điện công suất lớn hơn, bộ điều khiển sạc xung năng lượng mặt trời, bộ đổi nguồn…), trở thành nhà thầu EPC thi công các hệ thống điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia, các dự án đèn đường năng lượng mặt trời và các trạm sạc năng lượng mặt trời ở nhiều địa phương trên cả nước… “Vũ Phong gần như làm tất cả các loại công trình, từ nhà dân, các văn phòng nhỏ, các tòa nhà cao tầng, trên núi, trên đảo”. Cứ như thế, Vũ Phong Solar phát triển qua từng năm, ngày càng mở rộng về quy mô cũng như lĩnh vực sản xuất, thi công lắp đặt. Từ trụ sở chính – “cái nôi” ở Bình Dương, Vũ Phong Solar đã có thêm 8 văn phòng đại diện khắp mọi miền đất nước, có mặt ở cả Myanmar, Campuchia – với đội ngũ nhân sự lên đến hơn 500 người. Từ đơn hàng đầu tiên với tổng công suất chỉ 7kWp, đến nay, Vũ Phong Solar đã thi công hơn 1.000 dự án điện mặt trời, trong đó có những nhà máy điện mặt trời công suất hàng trăm MWp. Dưới sự dẫn dắt của CEO Phạm Nam Phong, từ một công ty khởi nghiệp nhỏ bé, Vũ Phong Solar đã phát triển và khẳng định vị thế của mình, trở thành đơn vị vững mạnh đứng hàng đầu trong ngành điện mặt trời, đối tác chiến lược của những thương hiệu lớn toàn cầu.

Bạn có thể xem chi tiết về hành trình phát triển của Vũ Phong Solar tại đây!

Muốn khởi nghiệp thành công, hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ

Bên cạnh niềm đam mê với năng lượng sạch và dẫn dắt Vũ Phong Solar bằng tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh của một người lãnh đạo, một người tiên phong, CEO Phạm Nam Phong còn có một niềm “đam mê phát triển tài năng trẻ”. Anh luôn khuyến khích các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp, “truyền lửa” và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế đúc kết từ hành trình kinh doanh của bản thân. Nhiều năm liền giữ vai trò “cầm cân nảy mực” trong các cuộc thi khởi nghiệp, anh có cơ hội gặp gỡ rất nhiều bạn trong cộng đồng start-up – những bạn trẻ đầy sáng tạo, đam mê, tự tin và có nền tảng kiến thức chuyên môn tốt. Tuy nhiên “Phần đa các bạn mà Phong gặp chưa dành đủ thời gian để nghiên cứu về ngành mà mình khởi nghiệp, thành ra các bạn thiếu thông tin”. Chính vì vậy, “dành thời gian nghiên cứu thật kỹ” là một trong những lời khuyên mà CEO Phạm Nam Phong dành cho các bạn trẻ đang trên con đường gây dựng sự nghiệp cho chính mình.

Tôi muốn gửi gắm thông điệp tới cộng đồng khởi nghiệp hãy làm cái mới, cái sáng tạo hoặc đầu quân cho công ty phù hợp để cùng đổi mới sáng tạo trong môi trường sẵn có. Sáng tạo thì phải nghiên cứu kỹ thị trường và nhìn rộng toàn cầu tổng thể, đọc nhiều tài liệu viết về xu hướng mới, hoặc tham gia các sự kiện từ các vườn ươm hay trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để có thêm lời khuyên từ chuyên gia” – CEO Phạm Nam Phong từng chia sẻ.

Hãy cùng nhìn lại câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và hai lời khuyên của anh dành cho các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp tại phóng sự bên dưới. Đây là phóng sự do các phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện, trong mục Câu chuyện kinh doanh – bản tin Chuyển động thị trường, phát sóng lúc 8:00 ngày 08/8/2020 trên Tuổi Trẻ TV:

Vu Phong Solar

Content Protection by DMCA.com

The post Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3isUuTN
via IFTTT
Share:

[ Giải Đáp ] Những Câu Hỏi Về Sử Dụng Ắc Quy

Hỏi Hay Về Sử Dụng Ắc Quy

Dùng ắc quy có nguy hiểm gì không? Ắc quy bị nổ trong trường hợp nào?

Dùng ắc quy trong kích điện hoặc dùng ắc quy cho các mục đích khác cũng có mối nguy hiểm của nó như cảnh báo thường ghi trên nhãn ắc quy, đó là: Có thể bị nổ, có thể gây ra ảnh hưởng bởi nước axít bắn ra.

Ắc Quy Ắc Quy Vũ Phong

Ắc quy bị nổ (và kéo theo là làm bắn axít ra) trong các trường hợp sau đây:

  • Vô ý làm chập điện ắc quy: Thường là dây âm chạm vào dây dương hoặc ngược lại. Khi này ắc quy phóng một dòng rất lớn, gây phát tia lửa điện, gây nóng bình một cách nhanh chóng và có thể phát nổ.
  • Gây phát ra tia lửa khi đang nạp ắc quy: Khi nạp ắc quy mà đặc biệt là nạp với một dòng điện lớn thì ắc quy sẽ sinh ra hai loại khí dễ cháy nổ là Hyđrô và Oxy. Bình thường với các ắc quy kín khí thì hai loại khí này sẽ kết hợp lại với nhau và tạo thành nước mà ít thoát ra ngoài, nhưng trong các ắc quy kiểu hở thì hai khí này bay vào không khí tại vị trí đặt ắc quy. Với một lưu lượng lớn hỗn hợp hai khí này thì khi có tác nhân là tia lửa (do hút thuốc lá, do đóng cắt các công tắc điện, cắm dây hoặc rút dây điện tại các phích gần đó, cặp hoặc ngắt cặp các mỏ kẹp cá sấu cho sạc….) thì có khả năng dẫn đến cháy nổ.
  • Do quá nạp (sạc) trong thời gian dài: Trong mọi chế độ nạp (giám sát bằng thiết bị nạp tự động hoặc chế độ nạp thủ công) thì cần phải giữ nhiệt độ ắc quy dưới mức 50 độ C. Việc nạp quá dòng, quá áp sẽ dẫn đến ắc quy bị nóng quá nhiệt độ này dẫn đến tuổi thọ ắc quy giảm nhanh và đặc biệt ắc quy có thể phát nổ nếu nhiệt độ quá cao.

Ảnh minh họa ắc quy bị cháy Ảnh minh họa ắc quy bị cháy

Hiện tượng quá nạp (sạc) xảy ra trong trường hợp nào?

Mọi hành động nạp điện vượt qua thông số cho phép với ắc quy đều có thể được gọi là quá nạp ( sạc ) , do vậy hiện tượng quá nạp có thể xảy ra ngay khi ắc quy chưa đầy điện. Về điện áp và mức dòng điện nạp bạn có thể xem tại bài "Ắc quy dùng trong kích điện", ở đây xin nêu một vài lý do dẫn đến hiện tượng quá nạp.

  • Quá nạp (sạc) do không kiểm soát được hoặc không biết kiểm soát quá trình nạp :đây là lý do diễn ra nhiều nhất bởi đa phần người sử dụng là người bình thường, họ giao phó việc lắp đặt hệ thống điện cho nhân viên bán hàng (hoặc người quen có hiểu biết) rồi thực hiện như chỉ dẫn. Đối với các bộ kích điện có chế độ nạp tự động và thực hiện tốt thì không có vấn đề gì xảy ra, tuy nhiên đối với các bộ kích điện có chế độ nạp thủ công thì việc thực hiện không đúng chỉ dẫn (hoặc tính toán sai thời gian nạp do quá trình tiêu thụ điện ắc quy trước đó không hết hoàn toàn) thì rất dễ gây ra quá nạp.

  • Sử dụng ắc quy dung lượng quá nhỏ nên không phù hợp với khả năng nạp của bộ kích điện: Mỗi kích điện có khả năng xuất một dòng nạp nào đó (ví dụ 5A, 10A, 15A...) khi ở trạng thái ắc quy cạn kiện, thông thường thì sử dụng các dòng nạp này đối với các ắc quy (hoặc hệ thống song song nhiều ắc quy) có dung lượng tổng lớn hơn 200Ah thì đều được, nhưng đối với các ắc quy có dung lượng quá nhỏ thì cũng gây quá nạp (sạc). Ví dụ một bộ kích điện có dòng nạp lớn nhất 12A, khi sử dụng một ắc quy axit kiểu hở có dung lượng 50Ah đến 75Ah thì sẽ gây ra hiện tượng quá nạp (sạc). Như vậy việc sử dụng các ắc quy dung lượng lớn hoặc đấu song song nhiều ắc quy sẽ hạn chế được phần nào hiện tượng này.

  • Rủi ro do chất lượng của kích điện hoặc các yếu tố khách quan: Các bộ kích điện hiện nay thường được quảng cáo rằng có chế độ nạp 3 giai đoạn - kéo dài tuổi thọ ắc quy - tuy vậy thì chế độ nạp này vẫn ẩn chứa những rủi ro nhất định (thực tế đã xảy ra như phản ảnh tại diễn đàn W về loại sản phẩm H). Thử phân tích sự rủi ro đối với kích điện H sẽ thấy: Biến áp dùng để biến đổi 12 lên 220V (xem sơ đồ ở bài về Kích điện) lúc này làm nhiệm vụ biến đổi điện từ mức 220V xuống tầm 14,5-15V để nạp điện, việc điều tiết chế độ nạp (3 giai đoạn) qua Thyristor được điều khiển bởi mạch điện. Bởi một lý do nào đó (nhận biết sai mức điện áp ắc quy, mạch điện bị hư hỏng dẫn đến làm việc sai, chất lượng linh kiện xuống cấp, bụi và độ ẩm làm dẫn tắt trên mạch in, rơi nước vào máy, côn trùng thâm nhập...có nhiều lý do khác nhau) mà sự điều khiển không đúng dẫn đến quá trình nạp diễn ra sai, nạp quá áp, nạp đầy không ngắt mà vẫn nạp tiếp, nạp đầy mà vẫn đặt điện áp ra ở mức 15V....đây là các lý do dẫn đến hiện tượng bình ắc quy bị nóng và bốc mùi khi nạp. Vậy cũng không nên tin tưởng hoàn toàn vào chế độ nạp của các kích điện để giao phó hoàn toàn cho nó mà không chú ý kiểm tra đến chúng - bởi ngoài lý do lỗi sản phẩm thì còn nhiều lý do khách quan khác nữa để dẫn đến cháy nổ ắc quy. (Mà để giải quyết triệt để trường hợp này có lẽ nên nạp thủ công bằng bộ nạp điều chỉnh được LiOA như đã trình bày trong bài Ắc quy).

Nêu ra những rủi ro do kích điện hoặc các nguyên nhân khách quan không phải là việc phóng đại quá mức các nguy cơ rủi ro, mà nhằm giúp người dùng lường hết các khả năng có thể xảy ra để đề phòng hoặc hạn chế thấp nhất những sự việc không mong muốn.

Cách phân biệt ắc quy khô? ắc quy hư hỏng?

Như trong bài ắc quy đã nói: Nhiều người hiểu nhầm về ắc quy khô. Ắc quy khô một cách thực sự thì chúng không dùng điện môi H2SO4 bằng dung dịch nước - mà dùng dạng keo sệt. Loại ắc quy này có thể đặt nghiêng một góc quá 45 độ vẫn có thể hoạt động tốt và không thấy có dung dịch trào ra ngoài (trái với ắc quy thông thường và ắc quy kín khí - chỉ cần nghiêng quá 45 độ về các phía thì thấy trào dung dịch axít ra). Người mua có thể đề nghị cách thử này với người bán nếu họ cam đoan rằng đây là ắc quy khô một cách thực sự.

Đối với ắc quy kín khí thì cách phân biệt đơn giản nhất là chúng thường có một cảm biến (có người gọi là mắt thần) màu xanh hoặc nền xanh nhân đỏ và phần hướng dẫn xem trạng thái ắc quy thông qua các cảm biến đó được in trên nhãn của ắc quy. Ắc quy kín khí còn một đặc điểm cơ bản nữa là chúng không có các nút, núm để thoát khí của các ngăn trong bình.

Cách thử nghiệm ắc quy xem có bị hư hỏng hay không là quan sát bằng mắt và sử dụng dụng cụ kiểm tra ắc quy chuyên dùng (thường sẽ có ở cửa hàng bán ắc quy).

  • Khi quan sát bằng mắt: Xem tem, nhãn (có sắc nét không, có dấu hiệu mới bị dán lại hay không), xem các vết xước trên các cọc điện cực (nếu ắc quy mới thì có thể có phần nhựa chụp bảo vệ và còn dính liền với ắc quy, hoặc nếu không có thì xem phần cọc điện cực có nhiều dấu vết xước, vết cặp bằng kẹp răng cá sấu...). Quan sát bình có kích thường đồng đều và không bị phồng tại bất kỳ vị trí nào cả....

  • Sử dụng dụng cụ chuyên dùng: Tại các cửa hàng ắc quy thường có một thiết bị kiểm tra ắc quy theo cách đơn giản, thiết bị này có dạng một tay cầm đồng hồ giống hình khẩu súng và một dây dẫn nối với đầu nhọn để áp vào các cọc điện của ắc quy. Khi ấn hai đầu thiết bị này với ắc quy thì tuỳ theo mức điện áp hiển thị trên đồng hồ mà người ta xác định được ắc quy còn tốt hay đã hỏng. Nguyên lý của thiết bị này là cho một dòng điện cỡ vài chục A đi qua và đo sự sụt giảm điện áp của ắc quy, nếu như điện áp hiển thị trên đồng hồ vào khoảng trên 10V thì ắc quy chưa bị hỏng (các tham số về dòng và áp cụ thể còn tuỳ thuộc vào dung lượng của ắc quy).

  • Sử dụng cách đơn giản hơn: Sử dụng tại nhà - chỉ để kiểm tra sự giảm dung lượng bình sau thời gian hoạt động: Sau khi nạp đầy, phóng điện bằng một bóng đèn sợi đốt 12V công suất vài chục W rồi căn cứ vào dòng điện tiêu thụ (lấy công suất chia cho điện áp) và thời gian phóng điện mà xác định dung lượng còn lại của ắc quy.

Có thể bạn quan tâm Cách đổi nguồn điện từ DC sang điện 220V?

Ắc quy khô hay ắc quy nước bền hơn?

Với các loại ắc quy sử dụng axit H2SO4 thì thứ tự độ bền một cách tương đối của chúng như sau

Ắc quy khô sử dụng GEL >>bền hơn>> Ắc quy kín khí >>bền hơn>> Ắc quy hở thông thường.

Phép so sánh trên chỉ phù hợp khi tất cả các loại ắc quy này được nạp và sử dụng đúng cách.

Tuy nhiên theo tôi thì không nên dùng loại ắc quy hở thông thường cho kích điện bởi các lý do sau:

  • Sau một chu kỳ sử dụng phát điện, điện áp ắc quy giảm xuống mức thấp và khi nạp điện trở lại thì thường dòng nạp này lớn (thông thường các kích điện được tích hợp bộ nạp có thể nạp với dòng 10 đến 20A), khi nạp với dòng điện này với các ắc quy cỡ 100Ah trở xuống thì có thể gây cháy nổ - đặc biệt nếu quên mở các nắp của các ngăn ắc quy (mà việc mở nắp này thường dễ bị quên hoặc không được biết đến đối với người sử dụng thông thường).

  • Ắc quy axít kiểu hở khi nạp thường phát sinh khí dễ cháy và một số loại khí có chứa lưu huỳnh - gây khó chịu và độc hại với người sử dụng.

Khi kích điện: Ắc quy viễn thông tốt hơn ắc quy khởi động?

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và đã được nhiều người tư vấn rằng ắc quy viễn thông tốt hơn ắc quy khởi động hoặc là không nên dùng ắc quy khởi động cho kích điện...Tư vấn này tuy không sai nhưng có phần mập mờ để hướng người mua đến loại hàng hoá có lãi cao hơn hoặc cùng được đẩy giá lên cao hơn so với việc sử dụng một loại khác gần tương đương.

Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề vấn đề ắc quy viễn thông và ắc quy khởi động thì tôi có vài ý sau:

Đặt câu hỏi: Ắc quy viễn thông là gì, nó có gì khác biệt với thông thường? Tôi có xem ảnh các ắc quy được cho là "ắc quy viễn thông" thì chúng không ghi trên nhãn của chúng là "viễn thông", "dành cho viễn thông" hoặc cái gì đó tương tự như vậy. Vậy thì ắc quy viễn thông không phải là một loại ắc quy riêng biệt để có thể phân loại chúng với ắc quy kín khí, ắc quy kiềm, ắc quy khô... (ví dụ đơn giản nhất là hãng sản xuất ắc quy Tia Sáng cũng không phân biệt như vậy trong các sản phẩm của mình).

Vậy thì không có "ắc quy viễn thông" như cách nói mật mờ, tuy vậy lại có các loại ắc quy thường dùng trong viễn thông và ắc quy thường dùng cho khởi động động cơ. Tiêu chí yêu cầu của hai loại ắc quy này do chế độ làm việc của chúng nên chúng cũng khác nhau:

Ắc quy dùng cho khởi động thì yêu cầu phải có khả năng phát ra một dòng khởi động lớn (cỡ vài trăm Ampe) trong thời gian ngắn (vài giây) rồi lại có thể lặp lại được việc phóng dòng lớn sau vài giây nghỉ, ắc quy làm việc trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời (hoặc lớn hơn), ắc quy phải chịu được các rung động nhất định...Ắc quy dùng trong mục đích khởi động thường là loại ắc quy axit kiểu hở (có thể bổ sung được nước cất, đa phần các hãng sản xuất xe hơi đều dùng loại ắc quy này cho mục đích khởi động) và trong một số trường hợp người ta còn dùng ắc quy kín khí.
Ắc quy dùng cho viễn thông thì không cần phải có yêu cầu như trên, nhưng yêu cầu cần thiết cho chúng là có khả năng phát dòng điện (vài chục Ampe) trong thời gian dài, dòng điện tự phóng thấp, không cần bảo dưỡng, không gây phát sinh các loại khí ăn mòn hoặc dung dịch ra môi trường xung quanh....Điều kiện làm việc của ắc quy dùng trong viễn thông không cần khắc nghiệt như loại ắc quy khởi động nêu trên bởi chúng thường đặt trong nhà (thậm chí trong phòng điều hoà) và được đặt cố định tại một vị trí nhất định. Mọi ắc quy dùng trong các UPS (các loại công suất), các thiết bị lưu điện dự phòng khác đều yêu cầu tính chất như trên và chúng thường thuộc loại ắc quy kín khí hoặc ắc quy khô (dùng gel).

Vậy ắc quy dùng trong viễn thông thực chất thuộc loại ắc quy gì? Chắc chắn chúng không phải là ắc quy axít kiểu hở bởi không phù hợp với tiêu chí yêu cầu, vậy chúng chỉ có thể thuộc loại ắc quy kín khí hoặc ắc quy khô (dùng dạng gel thay cho nước để chứa axít).

Quay lại với câu hỏi chính: Khi dùng kích điện thì ắc quy dùng trong viễn thông tốt hơn ắc quy khởi động? Đúng là như vậy, chúng chắc chắn dùng tốt hơn đối với các ắc quy axít kiểu hở - nhưng đối với các ắc quy hiện thường được dùng cho mục đích khởi động nhưng có cấu tạo kiểu kín khí thì điều này chưa chắc chắn bởi ắc quy dùng trong viễn thông phần lớn vẫn là ắc quy kín khí (phần còn lại là ắc quy khô thực sự, nhưng loại này đắt hơn nhiều), một mặt khác thì sử dụng ắc quy kín khí trong cùng điều kiện dòng phóng thấp, trong môi trường làm việc trong nhà thì tuổi thọ của chúng cũng được tăng lên nhiều so với điều kiện làm việc dưới các nắp capô của xe hơi.

Tóm lại là điều kiện kinh tế cho phép thì nên dùng ắc quy dùng cho viễn thông, nếu muốn tiết kiệm thì có thể dùng các loại ắc quy kín thí thông thường - không nên sử dụng các ắc quy axít kiểu hở cho kích điện bởi chúng tiềm tàng nhiều khả năng gây nguy hiểm.

Ắc quy 100Ah phát được công suất bao nhiêu?

Có một vài người thắc mắc câu hỏi trên và với các thông số tương tự vậy (chẳng hạn ắc quy 150Ah phát được công suất bao nhiêu...). Để trả lời câu hỏi này thì trước hết phải biết được rằng chiếc ắc quy 100Ah đó (hay 150Ah đó) là đang dùng cho bộ kích điện có công suất là bao nhiêu. Lý do đơn giản là hệ thống kích điện - ắc quy không thể phát được công suất vượt mức giới hạn của nó.

Bây giờ giả sử rằng kích điện có công suất đủ lớn theo yêu cầu (chẳng hạn như là 3000VA và chỉ sử dụng 1 ắc quy 12V thôi) thì với dung lượng 100Ah sẽ phát được công suất bao nhiêu? Câu trả lời là: Ắc quy với dung lượng này nếu được nạp đủ điện và có chất lượng còn tốt thì hoàn toàn có thể phát được công suất bằng công suất của kích điện - có nghĩa là chúng hoàn toàn có thể phát được ra một dòng điện cỡ 250 A để phục vụ cho công suất trên của kích điện (ắc quy kín khí Thunder do GS nhập về hoặc Atlas với dung lượng 100Ah có thể phát dòng tức thời đến 500A). Tuy nhiên nếu phát bằng dòng điện lớn như vậy thì dung lượng tích điện của ắc quy sẽ giảm đi rất nhiều (thấp hơn nhiều so với con số 100Ah của nó), một mặt khác phát điện một dòng lớn trong thời gian dài sẽ làm nóng bình, gây nổ bình hoặc làm hư hỏng ắc quy.

Vậy một ắc quy thì nên phát với dòng điện bằng bao nhiêu là hợp lý? Người ta khuyên rằng chỉ nên chấp nhận phát với dòng điện bằng dung lượng ắc quy trong thời gian ngắn (phục vụ việc khởi động các động cơ hoặc trong thời điểm quá độ khi bật các thiết bị sử dụng điện); Nên phát với dòng dưới 1/3 dung lượng bình trong thời gian dài hơn (như vậy với ắc quy 100Ah thì nên phát dưới 33A). Cá nhân tôi cho rằng chỉ nên phát với dòng điện bằng dòng điện nạp cho phép - tức là ắc quy kín khí thì phát với dòng bằng 1/4 dung lượng bình (25A cho bình 100Ah) và với ắc quy axít kiểu hở thì phát dòng bằng 1/10 dung lượng bình - tức 10A cho bình 100Ah. Mặc dù chưa thấy các tài liệu nào nói về điều này là hợp lý, nhưng tôi suy luận từ việc nạp điện với mức dòng này là được phép thì việc phát điện với mức dòng đó (quá trình phát là ngược lại với quá trình nạp) là an toàn là phù hợp.

Như vậy bạn có thể chọn mức công suất phát với dòng bằng 1/3 dung lượng bình (tức công suất 12V x 33A = xấp xỉ 400VA với một bình 100Ah) hoặc tốt hơn là với dòng điện bằng 1/4 hoặc 1/10 dung lượng bình để ắc quy đạt được tuổi thọ cao nhất. Trong trường hợp muốn phát các công suất cao hơn mức này thì nên mắc song song với chúng thêm các ắc quy nữa cùng dung lượng.

TẠI SAO ẮC QUY CỦA BẠN NHANH HƯ

1.Ghép nối tiếp các bình với nhau mà không dùng Bộ Cân Bằng Ắc Quy. Lúc sạc hay lúc xả ắc quy không đều nhau dẫn tới hỏng 1 cái và kéo theo hỏng cả giàn.

2. Do dùng không đúng cách, sạc đầy không thả nổi cứ để sôi bình, thậm chí nổ bình, xả cạn không được ngắt dẫn đến xả kiệt bình...

VẬY ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP GIÚP ẮC QUY LÂU HƯ?

1. Dùng các thiết bị có đầy đủ thông số bảo vệ bình quá nạp (sạc) và quá xả, dùng máy sạc bình phải có thả nổi khi bình đầy. Vũ Phong có máy sạc ắc quy điện tử đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, loại sử dụng cho từ 3-70Ah giá chỉ 500,000đ:

Máy sạc (nạp) ắc quy điện tử – tự động 3 chế độ 3AH->70AH Máy sạc (nạp) ắc quy điện tử – tự động 3 chế độ 3AH->70AH

2. Khi ghép nối tiếp ắc quy phải dùng thêm bộ cân bằng ắc quy, bộ cân bằng do Vũ Phong sản xuất có thể dùng tới 6 bình 100Ah với giá chỉ 405,000đ!

Bộ cân bằng ắc quy hệ 24V, 36V, 48V Bộ cân bằng ắc quy hệ 24V, 36V, 48V

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 11 năm thi công vận hành bảo dưỡng điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, có 9 chi nhánh trải dài Việt Nam, đã tham gia thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 250MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Việc lắp đặt điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụng Vũ Phong đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS

Liên Hệ

  • Trụ sở: 111 Lô 1 Tổ 11, Đồng An 3, BHòa, Thuận An, Bình Dương
  • VPĐD Hồ Chí Minh: 61 Cao Đức Lân, Quận 2, Hồ Chí Minh
  • VPĐD Ninh Thuận: Lô 14, TTTM Thanh Hà, Phủ Hà, Phan Rang
  • VPĐD Nha Trang: 34 Thủy Xưởng, P. Phương Sơn, TP. Nha Trang
  • VPĐD Quảng Ngãi: 78 Tô Hiến Thành, Trần Phú
  • VPĐD Đà Nẵng: 09 Thanh Lương 24, Hòa Xuân, Cẩm Lệ
  • VPĐD Đăk Lăk: B7 Lý Tự Trọng, BMT
  • VPĐD Hà Nội: T608, 643A Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm
  • VPĐD Cần Thơ: 03 Nguyễn Văn Cừ, Cồn Khương, Ninh Kiều
  • Liên hệ: 1800 71 71 | Hỗ trợ bán hàng: 09 1800 7171
  • Website: https://vuphong.vn | Email: hello@vuphong.com | Yêu cầu báo giá điện mặt trời

The post [ Giải Đáp ] Những Câu Hỏi Về Sử Dụng Ắc Quy appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/mot-so-cau-hoi-hay-ve-su-dung-ac-quy/
Share:

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũ Phong Energy Group, được thành lập năm 2009. Ban đầu, công ty hoạt động với ngành nghề cốt lõi là điện năng lượng mặt trời, trong vai trò nhà thầu EPC chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), nghiên cứu và sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Với năng lực vững vàng, thương hiệu uy tín và thái độ tận tâm, Vũ Phong đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, ghi dấu với hàng loạt dự án lớn có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, Vũ Phong đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ngành năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, thủy điện tích năng, năng lượng sóng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái với sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”. Xem Thêm: Giá Pin Năng Lượng Mặt Trời, Sản phẩm điện mặt trời, Dự án điện mặt trời

Tìm kiếm Blog này

Blog Archive