SolarPower chuyên ☑ Bán ☑ Lắp Đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời Chuyên Nghiệp ☑Chất lượng cao với Chi Phí cực kì cạnh tranh ☎ 1800.7171.

29/6/20

10 dự án năng lượng mặt trời ấn tượng trên thế giới

10-du-an-nang-luong-mat-troi-an-tuong-tren-the-gioi-5

Khai thác nguồn năng lượng mặt trời vô tận, 10 dự án đầy ấn tượng, thậm chí đáng kinh ngạc này cho thấy sự phát triển, khả năng ứng dụng đa dạng cũng như tương lai của ngành năng lượng sạch.

Công viên năng lượng mặt trời Benban, Ai Cập

Đây là công viên năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất châu Phi và là một trong những công viên điện mặt trời lớn nhất thế giới. Sau khi hoàn thành, nó sẽ sản sinh tới 1,8GW điện. Nằm trên diện tích 37,2km2, công viên năng lượng này được chia thành các ô riêng biệt, mỗi ô là một nhà máy. Chúng kết nối với mạng điện cao thế nhờ 4 trạm biến áp. Hiện công viên này đã hoàn thành giai đoạn thứ 2, cung cấp gần 1,5GW cho lưới điện quốc gia Ai Cập. Từ không gian, có thể nhìn thấy dải các tấm pin quang điện trải rộng trên một khu vực sa mạc rộng lớn của công viên này. Dự án thuộc chương trình thúc đẩy đầu tư khai thác năng lượng tái tạo ở xứ sở kim tự tháp để đi tới mục tiêu tạo ra 20% điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2022 và 42% vào năm 2035.

Công viên năng lượng mặt trời đập Longyangxia, Trung Quốc

Một trong những nhà máy quang điện lớn nhất trên thế giới tọa lạc tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, khu vực đập bê tông Longyangxia ở lối vào của hẻm núi Longyangxia gần sông Hoàng Hà. Dự án này trải dài trên diện tích khoảng 27km2, có tổng công suất 850MW, được hoàn thành sau 2 giai đoạn thi công. Điện năng tạo ra từ công viên năng lượng này có thể cung cấp cho gần 200.000 ngôi nhà. Đặc biệt, nhà máy năng lượng mặt trời đập Longyangxia được tích hợp với trạm thủy điện, vừa tạo ra điện sạch vừa giúp tiết kiệm nước.

Sân bay quốc tế Cochin, Ấn Độ

Sân bay đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng sạch, đạt giải thưởng Champion of the Earth Prize - Giải thưởng quốc tế danh giá nhất hành tinh về bảo vệ môi trường - vào năm 2019. Ban đầu, các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên mái nhà tại cổng đến của sân bay, sau đó mở rộng ra ở trên và xung quanh nhà chứa máy bay. Tiếp theo đó là nhà máy điện mặt trời nằm trên khu đất trống gần khu vực chứa hàng hóa của sân bay với số vốn đầu tư lên đến 9,5 triệu USD. Nhà máy này gồm 46.000 tấm pin mặt trời, tổng công suất 12MW, sản xuất mỗi ngày 48.000-50.000 kWh. Lượng điện này đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sân bay và phần dư thừa được phát lên điện lưới quốc gia. Sân bay quốc tế Cochin đã có kế hoạch mở rộng hệ thống pin mặt trời dọc theo kênh tưới tiêu, bãi đậu xe và nhiều vùng đất trống để tạo ra điện dùng cho nhà ga đón khách mới được đưa vào vận hành.

10-du-an-nang-luong-mat-troi-an-tuong-tren-the-gioi-2Nhà máy điện mặt trời tại sân bay quốc tế Cochin, Ấn Độ (Ảnh internet)

Nhà máy năng lượng mặt trời Chernobyl, Ukraine

Vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vào ngày 26/4/1986 là một trong hai thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới (bên cạnh thảm họa sự cố ở Fukushima, Nhật Bản). Ukraine đã nỗ lực “hồi sinh” Chernobyl bằng một nhà máy điện mặt trời công suất 1MW để bổ sung cho lưới điện địa phương. Vì thế, dù không có quy mô lớn nhất trên thế giới nhưng dự án này mang ý nghĩa rất sâu sắc. Nhà máy mới này có diện tích khoảng 16.000m2, gồm 3.800 tấm pin quang điện được gắn cố định vào các tấm bê tông. Lượng điện mà nhà máy tạo ra có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho khoảng 2.000 hộ gia đình.

Nhà máy điện quang điện Solar Star, Mỹ

Solar Star là công viên năng lượng mặt trời có công suất lớn nhất ở Mỹ. Nằm ở gần Rosamond, California, dự án này trải rộng trên 13km2, có tổng công suất 579MW. So với các nhà máy điện mặt trời có kích thước tương tự, dự án này sử dụng ít tấm pin mặt trời hơn nhưng mỗi tấm pin có công suất, hiệu suất, kích thước lớn hơn. Mô-đun silicon của các tấm pin cũng có chi phí cao hơn. Solar Star hiện vẫn nằm trong danh sách các dự án điện mặt trời quy mô lớn hàng đầu thế giới.

Đường năng lượng mặt trời tại Hà Lan và tại Trung Quốc

Năm 2014, Hà Lan lắp đặt con đường xe đạp năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới tên là SolaRoad, tại phía Bắc thủ đô Amsterdam. SolaRoad có chiều dài 70m, được lát bằng các tấm pin mặt trời. Phủ trên các tấm pin mặt trời là các tấm kính cường lực để bảo vệ tấm pin, trên cùng là một lớp nhựa trong suốt để tránh trơn trượt. Xe đạp điện chạy trên con đường này sẽ được sạc điện mà không cần ổ cắm. Sau khi đi vào hoạt động, con đường này đã trở thành một niềm cảm hứng, đến nỗi Pháp có kế hoạch xây toàn bộ đường mặt trời để cung cấp 8% nhu cầu năng lượng cả nước; sau đó Nhật Bản và Trung Quốc cũng có cách tiếp cận tương tự.

Cuối năm 2017, con đường quang điện đầu tiên trên thế giới đã mở cửa, tại thành phố Tế Nam, phía đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Đoạn đường dài 1km xây dựng bằng các tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chịu được trọng lượng của những chiếc xe tải hạng trung. Với nguồn điện sạch được tạo ra từ các tấm pin mặt trời, con đường có thể cung cấp năng lượng cho những chiếc xe điện, làm tan băng và sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các phương tiện không người lái.

10-du-an-nang-luong-mat-troi-an-tuong-tren-the-gioi-3Đường cao tốc lát các tấm pin mặt trời tại Tế Nam, Trung Quốc (Ảnh internet)

Dự án năng lượng tái tạo Tokelau, Tokelau

Tokelau – một đảo quốc nhỏ bé nằm ở phía Nam Thái Bình Dương – là nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng mặt trời. Dự án năng lượng tái tạo Tokelau đã vượt xa kỳ vọng ban đầu là đáp ứng được 90% nhu cầu điện của hơn 1.500 cư dân. Hệ thống với hơn 4.000 tấm pin quang điện và 1.344 pin dự trữ có khả năng cung cấp đến 150% nhu cầu năng lượng của toàn bộ người dân. Không chỉ giúp giảm bớt chi phí sử dụng điện cho người dân, giảm ô nhiễm môi trường, sự thành công của dự án này còn là một tiền đề và niềm cảm hứng thúc đẩy các quốc gia khác trong hành trình chuyển đổi năng lượng và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo.

Vệ tinh Vanguard 1

Được NASA phóng thành công vào năm 1958, Vanguard 1 là vệ tinh sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới. Nhờ các tấm pin mặt trời mà Vanguard 1 có thể hoạt động trong thời gian dài không cần tiếp thêm năng lượng. Mặc dù hiện nay Vanguard 1 không còn truyền dữ liệu về Trái đất nhưng nó vẫn ở trên quỹ đạo và là vật thể nhân tạo lâu đời nhất trong không gian. Sự thành công của Vanguard 1 đã mở ra xu hướng sử dụng năng lượng từ mặt trời trong ngành công nghiệp vũ trụ với nhiều vệ tinh có ứng dụng pin mặt trời sau này.

10-du-an-nang-luong-mat-troi-an-tuong-tren-the-gioi-4Vệ tinh Vanguard 1 (Ảnh internet)

Máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse

Ngày 23/4/2016, chiếc máy bay dùng hoàn toàn năng lượng mặt trời Solar Impulse đã hạ cánh tại California, kết thúc thành công chặng đường bay khoảng 60 giờ, xuất phát từ quần đảo Hawaii giữa Thái Bình Dương. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của nó là vào tháng 12/2009. Đây là đứa con tinh thần của kỹ sư Andre Borschberg và phi hành gia Bertrand Piccard – đều là người Thụy Sĩ. Trước đó, trên thế giới đã có một số máy bay có sử dụng năng lượng từ mặt trời như  Sunrise 1 và 2, Solar One, Gossamer Penguin, Solar Challenger… Solar Impulse không phải là chiếc máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên nhưng nó cho thấy việc chỉ sử dụng sức mạnh của ánh dương cho du lịch hàng không là điều hoàn toàn có thể, mở ra kỳ vọng về một tương lai mà các hãng hàng không không làm ô nhiễm bầu trời.

Năng lượng tái tạo sẽ tác động rất lớn đến tương lai của nhân loại. Các dự án năng lượng mặt trời ấn tượng, độc đáo trên không chỉ khẳng định tính hiệu quả và thiết thực của nguồn năng lượng sạch này mà còn khơi gợi niềm cảm hứng cho nhiều dự án tiếp theo.

Vu Phong Solar

The post 10 dự án năng lượng mặt trời ấn tượng trên thế giới appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/10-du-an-nang-luong-mat-troi-an-tuong-tren-the-gioi/
Share:

25/6/20

Năng lượng tái tạo sẽ được gỡ nút thắt về lưới điện truyền tải?

nang-luong-tai-tao-se-duoc-go-nut-that-ve-luoi-dien-truyen-tai-3

Việc cho phép xã hội hóa lưới điện truyền tải sẽ giúp giải tỏa những điểm nghẽn trong phát triển năng lượng tái tạo, tạo điều kiện cho các nguồn năng lượng sạch phát triển đúng với tiềm năng.

Chiều ngày 22/6/2020, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các cơ chế phát triển nguồn và lưới điện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh Bộ Công thương chủ trì quản lý điện lực, lên phương án cụ thể và chịu trách nhiệm đến cùng trong chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, phải áp dụng Nghị quyết của Bộ Chính trị và pháp luật có liên quan đã được Quốc hội thông qua. Theo đó, mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia sản xuất điện, bao gồm cả lưới truyền tải. Phát triển điện gắn với bảo vệ môi trường sống; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, ít gây ô nhiễm.

Trước đó, theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 11/02/2020, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị là “Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng” (trích nguyên văn Nghị quyết số 55).

Cho phép xã hội hóa lưới điện truyền tải được xem là giải pháp giúp gỡ bỏ độc quyền, rào cản bất hợp lý và giải tỏa điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển năng lượng sạch hiện nay là nút thắt hạ tầng. Bởi lẽ, thực tế thời gian qua, cùng với sự thăng hoa của các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, đã có thời gian hạ tầng điện không theo kịp đà tăng trưởng của năng lượng sạch, dẫn tới lưới điện và trạm biến áp không đủ công suất để tiêu thụ hết. Nguyên nhân của tình trạng này là do các dự án năng lượng tái tạo chủ yếu do khu vực tư nhân đầu tư nên không bị vướng quy trình thủ tục pháp lý còn các dự án hạ tầng điện phải tuân thủ chính sách, pháp luật về quản lý nguồn vốn, mất nhiều thời gian cho quy trình thủ tục và thực hiện.

nang-luong-tai-tao-se-duoc-go-nut-that-ve-luoi-dien-truyen-tai-1Gỡ nút thắt về lưới điện truyền tải sẽ tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo phát triển đúng với tiềm năng

Cũng liên quan đến lưới điện truyền tải, vào chiều ngày 18/6/2020 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Luật Đầu tư theo phương phức đối tác công tư (PPP) cũng đã chính thức được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Trong đó, lưới điện, nhà máy điện là một trong 5 lĩnh vực được phép đầu tư theo hình thức PPP.

Như vậy, những vướng mắc pháp lý bó buộc nhà đầu tư tư nhân tham gia lĩnh vực truyền tải lưới điện đang dần được gỡ bỏ, hành lang pháp lý đang dần hoàn thiện, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm khi xây dựng đường dây truyền tải. Theo ý kiến của một số chuyên gia năng lượng, việc xây dựng lưới truyền tải không chỉ đòi hỏi nguồn vốn lớn mà còn phải đối mặt với những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất do thủ tục phức tạp và cần nhiều thời gian, nên chăng có cơ chế đặc thù cho các dự án lưới điện đồng bộ với nguồn năng lượng tái tạo nhằm thu hút đầu tư tư nhân và thúc đẩy tiến độ các dự án lưới này.

Xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng truyền tải đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng vượt bậc của năng lượng tái tạo để đến năm 2025, tổng công suất nguồn của điện mặt trời sẽ đạt 14.500MW, tổng công suất điện gió và điện mặt trời sẽ đạt trên 20.000MW như dự kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực.

Vu Phong Solar

The post Năng lượng tái tạo sẽ được gỡ nút thắt về lưới điện truyền tải? appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/nang-luong-tai-tao-se-duoc-go-nut-that-ve-luoi-dien-truyen-tai/
Share:

24/6/20

Năng lượng tái tạo – một trụ cột phát triển kinh tế xã hội của Bạc Liêu

nang-luong-tai-tao-mot-tru-cot-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cua-bac-lieu-3

Năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và điện khí được Bạc Liêu xác định là trụ cột thứ 2 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển năng lượng sạch

Là tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong diện tích tự nhiên 2.669 km2, Bạc Liêu có bờ biển dài 56km với bãi bồi rộng và tương đối bằng phẳng. Vùng ven biển Bạc Liêu có gió mạnh và khá ổn định, tốc độ gió bình quân là 7m/s. Đây cũng là tỉnh hầu như quanh năm có nắng, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.200-2.700 giờ, cường độ bức xạ đạt trên 4,8kWh/m2/ngày. Bạc Liêu lại rất ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, sóng thần, động đất, địa hình nhìn chung bằng phẳng. Đây là những lợi thế rất lớn để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.

nang-luong-tai-tao-mot-tru-cot-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cua-bac-lieu-1Cánh đồng điện gió ở Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Ảnh internet)

Để khai thác điều kiện tự nhiên thuận lợi này, Bạc Liêu đã xác định năng lượng tái tạo cùng điện khí là một trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quyết tâm trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước. Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn liền tăng trưởng xanh, bền vững, Bạc Liêu xem năng lượng sạch là một trong các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển hàng đầu, đồng thời tạo nhiều điều kiện để “xanh hóa” con đường phát triển của tỉnh.

Điểm đến của nhiều dự án năng lượng tái tạo và điện khí

Thời gian vừa qua, Bạc Liêu đã thu hút nhiều dòng vốn cho các dự án điện mặt trời, điện gió, điện khí. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 8 dự án năng lượng tái tạo, với tổng số vốn đầu tư hơn 14,5 nghìn tỉ đồng và hơn 4,4 tỉ USD. Có thể kể đến một số dự án như Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu (tổng công suất 99,2MW), Nhà máy điện gió Đông Hải 1 (50MW), Nhà máy điện gió Hòa Bình 1 (50MW)… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 17 dự án điện gió khác với tổng công suất 3.000MW đang trình bổ sung quy hoạch.

Ở lĩnh vực điện mặt trời, thời gian qua, các đơn vị, cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu đã tích cực tuyên truyền và triển khai các chương trình nhằm phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết tháng 4/2020, tại Bạc Liêu đã có 267 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 3.091 kWp. UBND tỉnh Bạc Liêu cũng có chủ trương hợp tác triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở, cơ quan hành chính trên địa bàn. Đến nay, đã có 1 nhà đầu tư đề xuất lắp đặt hệ thống trên mái của 9 tòa nhà công sở, tổng công suất dự kiến gần 2.600 kWp.

nang-luong-tai-tao-mot-tru-cot-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cua-bac-lieu-2Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của một hộ gia đình tại Bạc Liêu do Vũ Phong Solar thi công

Ngoài năng lượng tái tạo, Bạc Liêu còn là điểm đến của các dự án điện khí, trong đó nổi bật nhất là Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với quy mô công suất 3.200MW, tổng số vốn đầu tư lên đến 4 tỉ USD.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, khẳng định: “Các dự án điện năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của Bạc Liêu, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phát triển Bạc Liêu theo hướng “xanh”, chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” (Trích từ Báo Bạc Liêu).

Chính vì vậy, Bạc Liêu đang ngày càng tích cực cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, minh bạch, đồng thời thường xuyên tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư. Nhờ những nỗ lực đó, Bạc Liêu đang là một điểm sáng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trên con đường trở thành “thủ phủ sản xuất điện gió” và trung tâm năng lượng tái tạo của vùng đất “Chín Rồng” cũng như tại Việt Nam.

5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu:

- Phát huy thế mạnh sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo, xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và điện khí.

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng.

- Phát triển thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế chất lượng cao.

- Tăng cường phát triển kinh tế biển gắn liền nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh.

 

Vu Phong Solar

The post Năng lượng tái tạo – một trụ cột phát triển kinh tế xã hội của Bạc Liêu appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/nang-luong-tai-tao-mot-tru-cot-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cua-bac-lieu/
Share:

22/6/20

Phát triển điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp mục tiêu 1.000MWp

phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-tai-cac-khu-cong-nghiep-muc-tieu-1-000mwp-1

Trong giai đoạn 2020-2024, mục tiêu 1.000 doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở TP.HCM sẽ lắp đặt điện mặt trời áp mái với tổng công suất 1.000MWp.

Ngày 19/6/2020, Hiệp hội Các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM, Ban quản lý các Khu công nghiệp – Khu chế xuất TP.HCM đã phối hợp cùng Tổng Công ty Điện lực TP.HCM phát động chương trình phát triển điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao giai đoạn năm 2020-2024. Các bên đặt mục tiêu sẽ đạt công suất 1.000MWp điện mặt trời áp mái với hơn 1.000 doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu đạt được mục tiêu này, sản lượng điện tiêu thụ sẽ được giảm 10-15% và giảm 23 triệu tấn khí CO2, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng đô thị.

phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-tai-cac-khu-cong-nghiep-muc-tieu-1-000mwpĐiện mặt trời áp mái sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện năng, giảm chi phí sản xuất

Việc phát triển điện mặt trời áp mái và các dạng năng lượng tái tạo tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM ở giai đoạn hiện nay đang có rất nhiều lợi thế: được bên Điện lực quan tâm hỗ trợ, đấu nối, hòa lưới điện; có khung pháp lý đã hình thành và đang vận hành thuận lợi (theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Quyết định 11 và quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 05 và Thông tư 16 của Bộ Công thương, các văn bản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Lợi ích của điện năng lượng mặt trời ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp, nhà máy tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao đã tích cực ủng hộ và tham gia đầu tư phát triển điện mặt trời.

Tại TP.HCM, có 17 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, diện tích 4.141ha, trong đó có 2.700ha đất công nghiệp đã xây dựng 1.500 nhà máy. Ngoài ra, có khoảng 80 nhà máy trong các Khu công nghệ cao với hiện tích 900ha. Như vậy, theo tính toán sơ bộ, diện tích có thể lắp đặt điện mặt trời áp mái là khoảng 500-1.000ha. Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đặt chỉ tiêu năm 2020 sẽ có 100MWp điện mặt trời từ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao và trong 5 năm tiếp theo là 1.000MWp.

Chương trình này được kỳ vọng sẽ lan tỏa ra Khu công nghiệp ở các tỉnh khác như Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai…

Điện mặt trời áp mái sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện năng, giảm chi phí sản xuất, từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh. Sử dụng điện năng lượng tái tạo còn giúp doanh nghiệp “ghi điểm” với hình ảnh sản xuất xanh, thân thiện với môi trường.

Với hơn 11 năm kinh nghiệm, Vũ Phong Solar hiện là công ty cung cấp các giải pháp điện mặt trời hàng đầu tại Việt Nam hiện nay và địa chỉ uy tín thi công điện mặt trời cho các hộ gia đình, doanh nghiệp (ở các văn phòng, nhà xưởng), trang trại năng lượng mặt trời.

Dành riêng cho các doanh nghiệp, Vũ Phong Solar có mô hình BOT điện mặt trời (hình thức hợp tác Leasing/Esco). Với mô hình này, Quỹ đầu tư sẽ cung cấp nguồn vốn để đầu tư hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà xưởng, công trình của khách hàng. Khách hàng sẽ được mua điện mặt trời với mức giá hấp dẫn thấp hơn giá điện hiện hành từ EVN và được thừa hưởng hệ thống điện mặt trời áp mái (cam kết hiệu suất trên 80-90% tùy điều kiện) sau thời gian thuê mà không phải bỏ bất cứ chi phí đầu tư ban đầu nào. Quý khách hàng có thể xem chi tiết về hình thức hợp tác này tại đây.

Để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ nhanh nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171.

 

Vu Phong Solar

The post Phát triển điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp mục tiêu 1.000MWp appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-tai-cac-khu-cong-nghiep-muc-tieu-1-000mwp/
Share:

17/6/20

Phát triển điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công

Nhiều tỉnh, thành đã có các chương trình, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn. Trong đó, lắp đặt điện mặt trời tại các trụ sở công là một phần của chính sách.

Đà Nẵng: 80-90% trụ sở công lắp đặt điện mặt trời áp mái

Mới đây, Thành ủy TP. Đà Nẵng đã ban hành chương trình thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu cụ thể của TP. Đà Nẵng về tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên địa bàn là năm 2030 sẽ đạt khoảng 5% trong tổng cung năng lượng sơ cấp, đạt 7% vào năm 2045. Đặc biệt, ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà: phát triển trên 80-90% các trụ sở công (trường học, bệnh viện, chợ, khách sạn…) trên địa bàn trong giai đoạn 2020-2025. Ngoài điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công, TP. Đà Nẵng còn khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mặt nước, cho phép nghiên cứu điện mặt trời trên mặt đất nếu khả thi.

Tại Đà Nẵng, theo số liệu tính đến hết 30/4/2020, đã có 1.146 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái, tổng công suất lắp đặt 10.363 kWp, sản lượng điện phát lên lưới là hơn 1,7 triệu kWh. Trong đó có 17 khách hàng lắp đặt công suất lớn từ 50 kWp, cho tổng công suất hơn 3.000 kWp.

phat-trien-dien-mat-troi-mai-nha-tai-cac-tru-so-cong-1Hệ thống điện mặt trời vừa cung cấp điện để sử dụng vừa có thể bán cho ngành điện giúp tăng doanh thu

Đồng Tháp: lựa chọn 10 cơ quan nhà nước thí điểm lắp đặt điện mặt trời mái nhà

Đầu năm nay, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện và Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và xác định khu vực có khả năng phát triển điện năng lượng mặt trời sao cho phù hợp với quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Song song với đó, có cơ chế khuyến khích lắp điện mặt trời áp mái ở các trụ sở cơ quan công lập, công trình thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, tỉnh này sẽ lựa chọn khoảng 10 cơ quan nhà nước để thí điểm lắp điện mặt trời, mỗi công trình có công suất khoảng 10kWp. Từ những tiền đề này sẽ đánh giá để triển khai thực hiện đến năm 2025 và 5 năm tiếp theo.

Bình Thuận: Nghiên cứu để ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi lắp đặt điện mặt trời mái nhà trên các tòa nhà, công xưởng, trụ sở hành chính

Theo Công văn số 651/UBND-KT do UBND tỉnh Bình Thuận ban hành năm 2019, Sở Công thương tỉnh được yêu cầu chủ trì, phối hợp với các cơ quan ban ngành, Công ty Điện lực Quảng Bình và các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân hưởng ứng đầu tư điện mặt trời mái nhà. Ngoài ra, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các sở ban ngành nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh để ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân, các dự án lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà của các tòa nhà, công xưởng, trụ sở hành chính.

phat-trien-dien-mat-troi-mai-nha-tai-cac-tru-so-cong-2Điện mặt trời lắp trên mái nhà rộng 300 m2 của khu vực tiếp dân, trụ sở UBND quận 12, TP.HCM (Ảnh internet)

Tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đã thông qua Sở Công thương kiến nghị UBND Thành phố có các cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái, trong đó có cơ chế khuyến khích cho phép các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Thành phố (như các cơ quan, trường học, bệnh viện, các doanh nghiệp nhà nước) tự đầu tư hoặc kêu gọi xã hội hóa đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Ngành điện cũng đề xuất đưa việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái trở thành một yêu cầu bắt buộc khi xây dựng các tòa nhà có mái lớn, như các chung cư, khách sạn, trụ sở, trung tâm thương mại…

Tại TP.HCM, tiềm năng lắp đặt điện mặt trời mái nhà trên các đơn vị hành chính sự nghiệp (bao gồm cả giáo dục, y tế, giao thông) là 153,95 MWp.

Vu Phong Solar

The post Phát triển điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/phat-trien-dien-mat-troi-mai-nha-tai-cac-tru-so-cong/
Share:

16/6/20

Điện mặt trời hút dòng tiền tỉ đô – tham vọng của nhiều “ông lớn”

dien-mat-troi-hut-dong-tien-ti-do-tham-vong-cua-nhieu-ong-lon-7

Thị trường điện mặt trời tiếp tục “nóng” và sẽ tăng trưởng mạnh khi ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn xem đây hướng phát triển bền vững, rót hàng tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư.

Ngày càng nhiều dự án tỉ đô

Nếu năm 2018, năng lượng tái tạo đứng thứ 10 trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư thì đến năm 2019 đã “bật” lên vị trí thứ 3, chỉ sau công nghệ tài chính và giáo dục. Trong đó, điện mặt trời phát triển mạnh mẽ với hàng loạt dự án mới cùng những khoản đầu tư “khủng”. Xu hướng này đang tiếp tục, đặc biệt khi có sự góp mặt của nhiều “tay chơi” mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Chẳng hạn như, mới đây, dự án Nhà máy năng lượng mặt trời Phù Mỹ (Bình Định) công suất 330 MW đã được khởi công xây dựng. Dự án này có vốn đầu tư hơn 6.200 tỉ đồng, nằm trên diện tích 380 ha, dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay, ước tính sẽ tạo ra 520 triệu kWh điện mỗi năm, giúp giảm phát thải 146.000 tấn CO2. Đây là dự án của Công ty CP Phát triển tầm nhìn Năng lượng sạch – một công ty thành viên của BCG Energy (thuộc Tập đoàn Công ty Bamboo Capital). BCG Energy là gương mặt khá mới trong thị trường ngành năng lượng tái tạo khi được thành lập năm 2017 nhưng đến nay đã rót hàng tỉ đô la vào lĩnh vực này với hàng loạt dự án lớn tại Long An, Bến Tre.

Một “siêu dự án” khác cũng đang được xúc tiến là Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận gồm 5 nhà máy với tổng công suất lên đến 1.000 MW, vốn đầu tư ban đầu dự kiến trên 2 tỉ đô la Mỹ. Nhà máy đầu tiên có công suất 50 MW đã được hoàn thành và hòa lưới điện quốc gia hồi tháng 3/2020. Trong năm nay, Thiên Tân Group sẽ hoàn tất xây dựng cả 5 nhà máy, trong đó có 2 nhà máy công suất 300 MW. “Siêu dự án” này mới là dự án điện mặt trời thứ 2 của Thiên Tân Group sau dự án Nhà máy điện mặt trời Mộ Đức (Quảng Ngãi) công suất 19,2 MW.

Trước đó, thị trường ngành năng lượng tái tạo cũng ghi nhận nhiều dự án nhà máy điện mặt trời quy mô “khủng” như Dự án Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam (Bình Thuận) công suất 450 MW kết hợp trạm biến áp 220/500kV và đường dây 500kV, 220kV với tổng vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng (dự kiến sẽ hoàn thành và kết nối với hệ thống lưới điện quốc gia vào tháng 9/2020); cụm Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2 (Tây Ninh), tổng mức đầu tư khoảng 9,1 nghìn tỉ đồng…

dien-mat-troi-hut-dong-tien-ti-do-tham-vong-cua-nhieu-ong-lon-1Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng – thi công một phần bởi Vũ Phong Solar

“Cuộc đua” chiếm thị phần và hưởng ưu đãi chính sách

Sức hút từ điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung vẫn rất lớn trong bối cảnh năng lượng tái tạo đang là hướng phát triển chủ lực của ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu và tình trạng thiếu hụt điện nghiêm trọng tại Việt Nam trong thời gian tới do tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn cung mới. Trong năm nay, Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu hàng tỉ kWh điện từ Lào và Trung Quốc. Giai đoạn 2021-2025, cả nước sẽ thiếu khoảng 41,7 tỉ kWh điện. Dư địa thị trường rộng là động lực để nhiều doanh nghiệp mạnh dạn xuống tiền đầu tư nhằm chiếm lĩnh thị phần và xem năng lượng tái tạo là kế hoạch phát triển trọng điểm trong giai đoạn này. Một số doanh nghiệp xác định đầu tư năng lượng tái tạo hướng đến sự tăng trưởng ổn định chứ không phải là tìm kiếm lợi nhuận “nóng” và đã có những chiến lược cụ thể để chiếm thị phần, tạo chỗ đứng trong ngành.

Không chỉ để chiếm thị phần, các dự án tỉ đô được gấp rút triển khai còn được nhìn nhận như một “cuộc đua” với thời gian để hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ cho điện mặt trời, trước đây là Quyết định 11/2017/QĐ-TTg với giá FIT, hiện tại là quyết định 13/2020/QĐ-TTg (thay thế Quyết định 11) với giá FIT 2. Tuy thời hạn áp dụng ưu đãi của Quyết định 13 quá ngắn (từ 22/5/2020 đến 31/12/2020) trong tình hình chuỗi cung ứng gián đoạn vì dịch bệnh COVID-19 đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp đã quyết định dồn nguồn lực phát triển các dự án để kịp hưởng giá ưu đãi này.

dien-mat-troi-hut-dong-tien-ti-do-tham-vong-cua-nhieu-ong-lon-2Không chỉ các nhà máy điện mặt trời, các dự án điện mặt trời áp mái, điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao… cũng được doanh nghiệp gấp rút thực hiện để tận dụng chính sách giá FIT 2

Các dự án điện mặt trời tỉ đô liên tiếp được triển khai là tín hiệu tích cực không chỉ đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo mà cho cả ngành công nghiệp năng lượng nước nhà, nhất là khi nhiều nhà máy nhiệt điện đang chậm tiến độ và hầu hết các nhà máy thủy điện bị thiếu nước trầm trọng. Các dự án năng lượng sạch này chính là nguồn cung kịp thời giúp giảm áp lực cho ngành điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Nguồn: Vuphong.vn

The post Điện mặt trời hút dòng tiền tỉ đô – tham vọng của nhiều “ông lớn” appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/dien-mat-troi-hut-dong-tien-ti-do-tham-vong-cua-nhieu-ong-lon/
Share:

13/6/20

Top các thương hiệu Inverter hòa lưới chất lượng cao năm 2020

Inverter hòa lưới (bộ biến tần) là một trong các bộ phận quan trọng trong hệ thống điện năng lượng mặt trời. Chọn Inverter chất lượng cao sẽ hạn chế trục trặc, giúp hệ thống vận hành ổn định, hiệu quả, lâu bền.

Trong hệ thống điện mặt trời áp mái hòa lưới đang được ngày càng nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt, giàn pin năng lượng mặt trời đặt trên mái nhà sẽ hấp thu ánh sáng mặt trời tạo ra điện năng là dòng điện một chiều (DC). Thiết bị đảm nhận trọng trách chuyển dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều cùng pha, cùng tần số với điện lưới để cung cấp cho các thiết bị điện (và phát lên lưới điện nếu dư) chính là Inverter. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại Inverter hòa lưới đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Dưới đây là một số thương hiệu Inverter có chất lượng tốt, được đánh giá cao nhất hiện nay:

Inverter hòa lưới SMA

top-cac-thuong-hieu-inverter-hoa-luoi-chat-luong-cao-nam-2020-1Inverter hòa lưới SMA là các dòng sản phẩm của Công ty SMA Solar Technology AG – một công ty hàng đầu trong công nghệ điện năng lượng mặt trời được thành lập tại Đức vào năm 1981. Với gần 40 năm kinh nghiệm, SMA được đánh giá là thương hiệu inverter hàng đầu thế giới hiện nay với nhiều giải thưởng danh giá, sở hữu nhiều bằng sáng chế và mô hình tiện ích, như: giải thưởng Intersolar 2017 cho SMA Sunny Tripower CORE1, giải thưởng Intersolar 2010 cho sản phẩm Inverter Sunny Central 800CP… Các bộ biến tần hòa lưới SMA có hiệu suất chuyển đổi rất ấn tượng, từ 96.1% đến 99.1%. Ngoài các sản phẩm inverter hòa lưới, SMA còn đi đầu trong sản xuất các dòng sản phẩm inverter hòa lưới có dự phòng (offgrid) với nhiều công suất khác nhau, từ vài kW đến vài MW. Xem các sản phẩm Inverter hòa lưới SMA tại đây.

Inverter hòa lưới Fronius Solar

top-cac-thuong-hieu-inverter-hoa-luoi-chat-luong-cao-nam-2020-2Fronius ra đời cách đây 75 năm, khởi đầu với công nghệ sạc cho xe hơi bằng cách ứng dụng công nghệ 50Hz thời đó. Sau chặng đường 75 năm nhiều thăng trầm, Fronius đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh và ngày càng lớn mạnh về quy mô. Điện năng lượng mặt trời là 1 trong 3 lĩnh vực chính mà Fronius đang tập trung, bên cạnh công nghệ hàn, công nghệ sạc và lưu trữ điện năng. Fronius cũng được biết đến là nhà sản xuất inverter hàng đầu thế giới và là một “ông lớn” luôn chú trọng nghiên cứu, liên tục cho ra đời những công nghệ, sản phẩm đột phá. Khi nói tới Inverter hòa lưới “sản xuất tại Áo”, người dùng nghĩ ngay tới Fronius – điều này như một sự khẳng định về uy tín thương hiệu của Fronius. Hiệu suất, độ tin cậy, hệ thống làm mát chủ động, thiết kế snap-in độc đáo và dịch vụ khách hàng tuyệt vời là những điều làm nên sức hấp dẫn của Fronius. Xem thêm các sản phẩm inverter Fronius tại đây.

Inverter hòa lưới ABB

ABB là một “gã khổng lồ” được kính trọng trong ngành năng lượng điện và tự động hóa công nghiệp, hoạt động trong khoảng 100 quốc gia với nhân sự hơn 150.000 người. ABB cũng được biết đến là nhà sản xuất cao cấp cung cấp các sản phẩm bộ biến tần năng lượng mặt trời chuỗi chất lượng cao hàng đầu thế giới. Hoạt động kinh doanh biến tần năng lượng mặt trời của ABB sử dụng khoảng 800 nhân công tại hơn 30 quốc gia, các địa điểm sản xuất và nghiên cứu phát triển (R&D) đặt tại Ý, Ấn Độ và Phần Lan. ABB cung cấp đa dạng các sản phẩm biến tần năng lượng mặt trời, từ các bộ inverter hòa lưới nhỏ 1 pha hoặc 3 pha cho hộ gia đình, các cơ sở thương mại đến các bộ chuyển đổi trung tâm công suất lớn cho các nhà máy điện mặt trời. Xem các sản phẩm inverter ABB tại đây.

top-cac-thuong-hieu-inverter-hoa-luoi-chat-luong-cao-nam-2020-3Bộ inverter hòa lưới ABB được sử dụng cho một công trình điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của nhà xưởng công ty tại Đồng Nai do Vũ Phong Solar thi công

Ngoài các thương hiệu “đình đám” trên, có thể kể thêm một số thương hiệu inverter hòa lưới chất lượng cao từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như inverter ARM Solar, inverter OutBack Power… Để được tư vấn chi tiết về inverter, tấm pin năng lượng mặt trời hay hệ thống điện năng lượng mặt trời, bạn hãy liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171, các kỹ sư của Vũ Phong Solar sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Vũ Phong Solar

The post Top các thương hiệu Inverter hòa lưới chất lượng cao năm 2020 appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/top-cac-thuong-hieu-inverter-hoa-luoi-chat-luong-cao-nam-2020/
Share:

11/6/20

Bỏ trăm triệu lắp điện mặt trời, tháng thu về vài trăm ngàn, nên hay không?

he-thong-dien-mat-troi-hoa-luoi-10kwp-vung-tau4

Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vô tận đang được Nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc bỏ ra cả trăm triệu đồng lắp điện mặt trời chỉ để tiết kiệm tiền điện và thu về vài trăm ngàn tiền bán điện dư mỗi tháng khiến không ít hộ gia đình lưỡng lự…

Vậy có nên đầu tư lắp điện mặt trời hay không? Tại sao ngày càng có nhiều hộ gia đình sử dụng nguồn năng lượng sạch này? Lý do thực sự khiến điện mặt trời áp mái thu hút nhiều gia đình, doanh nghiệp “xuống tiền” đầu tư là gì? Câu trả lời có lẽ nằm ở ba nguyên nhân chính sau:

Bài toán đầu tư: Chắc chắn sinh lời với lợi nhuận tốt

Lợi nhuận kinh tế khi lắp điện mặt trời áp mái đã được thể hiện rõ ở nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin truyền thông, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan chức năng… Nhìn chung, hệ thống điện mặt trời mái nhà hòa lưới giúp tạo nguồn điện sạch, ưu tiên cung cấp cho các thiết bị điện, nhờ đó gia chủ hạn chế sử dụng điện lấy từ điện lưới, giảm chi phí điện năng mỗi tháng. Ngoài ra, khi hệ thống tạo ra lượng điện lớn hơn nhu cầu tiêu thụ, phần điện dư sẽ được phát lên lưới điện và bán cho ngành điện, tạo nguồn thu nhập thụ động. Một hệ thống điện năng lượng mặt trời cần khoảng 5-6 năm để thu hồi vốn (tùy công suất hệ thống, điều kiện lắp đặt và nhu cầu tiêu thụ điện của gia đình), sau đó tạo lợi nhuận cho gia chủ trong suốt thời gian dài cho đến khi hết vòng đời (tuổi thọ của tấm pin mặt trời khoảng 30-50 năm).

bo-tram-trieu-lap-dien-mat-troi-thang-thu-ve-vai-tram-ngan-nen-hay-khong-1Điện mặt trời, chỉ cần đầu tư 1 lần sẽ sinh lợi dài lâu

Như vậy, đầu tư điện mặt trời là một khoản đầu tư sinh lời, đặc biệt là khi nguồn năng lượng sạch này đang được Nhà nước khuyến khích phát triển với nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi, cụ thể nhất là cơ chế giá (Xem giá điện mặt trời mới nhất 2020 theo quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ). Nhưng lợi nhuận kinh tế của điện mặt trời không đến ngay. Đây cũng là điều khiến nhiều người phân vân. Tuy nhiên, nếu nhìn bài toán đầu tư điện mặt trời trong bức tranh tổng thể: gia đình bỏ một khoản vốn ban đầu để lắp đặt, sau thời gian hòa vốn 5-6 năm sẽ được dùng điện miễn phí và có thêm thu nhập thụ động trong suốt mấy chục năm sau đó, điện mặt trời rất đáng để “xuống tiền”.

Lắp điện mặt trời nhanh gọn, vận hành dễ dàng, hầu như không trục trặc

Quy trình lắp điện mặt trời áp mái cho các hộ gia đình rất đơn giản, gia chủ chỉ cần làm 01 việc duy nhất là liên hệ với Vũ Phong Solar. Các kỹ sư giàu kinh nghiệm của Vũ Phong Solar sẽ khảo sát toàn diện địa điểm lắp đặt và tư vấn chi tiết về công suất hệ thống, các vật tư... sao cho phù hợp nhất với nhu cầu, ngân sách cũng như sở thích của gia chủ. Sau khi chủ nhà đưa ra quyết định, Vũ Phong Solar sẽ tiến hành thi công, đồng thời chịu trách nhiệm tất cả các khâu, từ thủ tục giấy tờ, giấy phép cho đến liên hệ với công ty điện lực và lắp đặt. Thông thường, thời gian lắp hệ thống điện mặt trời hộ gia đình chỉ từ 2-7 ngày (tùy quy mô hệ thống và điều kiện thi công).

Hệ thống điện mặt trời vận hành tự động, chủ sở hữu chỉ cần ghi nhớ lịch bảo trì bảo dưỡng, vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời để đảm bảo công suất vận hành và tuổi thọ của công trình. Hệ thống điện mặt trời thường có chế độ bảo hành trong thời gian dài, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người đầu tư (thông thường các tấm pin mặt trời được bảo hành sản phẩm 10 năm, bảo hành hiệu suất lên tới 25 năm; bộ hòa lưới điện được bảo hành 5-10 năm). Đặc biệt, theo kinh nghiệm thực tế lắp đặt hàng nghìn dự án điện mặt trời áp mái hộ gia đình của Vũ Phong Solar, các hệ thống điện mặt trời hầu như không gặp bất cứ trục trặc kỹ thuật nào trong quá trình vận hành, các chủ đầu tư được hoàn toàn yên tâm tận hưởng sự tiện lợi và các lợi ích thiết thực mà điện mặt trời mang lại.

Ý thức trách nhiệm với cộng đồng, vì tương lai của chính bản thân và gia đình

Đây là một trong 3 lý do chính đưa nhiều hộ gia đình “bén duyên” với điện mặt trời. Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, bền vững, đang được phát triển rộng rãi trên toàn cầu để góp phần thay thế cho năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Phát triển điện mặt trời nói riêng, các nguồn năng lượng tái tạo nói chung cũng là một trong các giải pháp hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái chung. Riêng với Việt Nam, phát triển điện mặt trời còn góp phần giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm áp lực cho ngành điện trong bối cảnh cả nước đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt điện nghiêm trọng trong tương lai gần.

bo-tram-trieu-lap-dien-mat-troi-thang-thu-ve-vai-tram-ngan-nen-hay-khong-2Lắp đặt điện mặt trời là một hành động thiết thực bảo vệ hệ sinh thái chung (Ảnh internet)

Ông Phạm Đức Vinh (Bình Dương) – một khách hàng của Vũ Phong Solar – chia sẻ về “cơ duyên” đưa ông đến với điện mặt trời: “Tôi bắt đầu tìm hiểu về điện mặt trời mái nhà sau khi thấy thông tin về lợi ích của điện năng lượng mặt trời trên các báo đài và được biết Nhà nước đang khuyến khích phát triển mô hình này. Có thể nhiều người khác quan tâm nhất về lợi ích kinh tế của điện mặt trời nhưng với tôi thì không. Tôi quyết định lắp điện mặt trời vì đây là nguồn điện sạch, thân thiện với môi trường và khi mỗi gia đình tự tạo ra điện sạch sử dụng thì sẽ giảm một phần nhỏ gánh nặng cho điện lưới. Tôi cho rằng đây cũng là trách nhiệm của mình với xã hội, với cộng đồng, vì tương lai của chính mình, gia đình và con cháu mình”.

Có thể thấy, lắp điện mặt trời áp mái cho gia đình không chỉ là câu chuyện về bài toán kinh tế; lợi ích từ các hệ thống điện mặt trời không giới hạn ở vài trăm ngàn/vài triệu hay thậm chí vài chục triệu đồng tiền điện mỗi tháng. Đó cũng là lý do điện mặt trời ngày càng được nhiều gia đình, doanh nghiệp “xuống tiền” đầu tư.

Vu Phong Solar

The post Bỏ trăm triệu lắp điện mặt trời, tháng thu về vài trăm ngàn, nên hay không? appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/bo-tram-trieu-lap-dien-mat-troi-thang-thu-ve-vai-tram-ngan-nen-hay-khong/
Share:

8/6/20

Khách sạn lắp đặt điện mặt trời – lợi ích 3 trong 1

khach-san-lap-dat-dien-mat-troi-loi-ich-3-trong-1-4

Ngày càng nhiều cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, homestay… lắp đặt điện mặt trời bởi những lợi ích thiết thực mà nguồn điện sạch này mang lại.

Trên thế giới, việc lắp đặt điện mặt trời đã được các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng… thực hiện từ lâu. Tại Việt Nam, cùng sự phát triển rầm rộ của điện mặt trời vài năm trở lại đây, số lượng khách sạn, khu nghỉ dưỡng lắp điện mặt trời ngày càng nhiều. Có thể nói, đây cũng là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất khi tận dụng nguồn năng lượng sạch miễn phí từ ánh dương.

Tiết kiệm chi phí sử dụng điện

Tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, việc sử dụng các thiết bị như đèn chiếu sáng, máy nước nóng, máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt… là nhu cầu không thể thiếu. Những thiết bị này tiêu tốn nguồn điện năng rất lớn. Hơn nữa, tâm lý của nhiều khách lưu trú là đã trả tiền cho các dịch vụ nên sẽ sử dụng điện “thả ga”, không cần tiết kiệm, như: đặt điều hòa ở mức nhiệt độ thấp hơn nhiều so với khuyến cáo (thường 16-20 độ), vẫn mở đèn chiếu sáng và điều hòa khi đi ra ngoài… Điều này không chỉ gây lãng phí mà còn làm tăng gánh nặng chi phí điện cho các khách sạn.

Lắp đặt điện mặt trời là một trong các giải pháp giúp tiết kiệm chi phí điện hiệu quả đang được nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú lựa chọn. Điện tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ cung cấp cho các thiết bị, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm ban ngày, do đó sẽ giúp giảm đáng kể chi phí điện. Không chỉ lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, nhiều khách sạn còn lắp các tấm pin năng lượng mặt trời trên các mái của bãi gửi xe, làm trạm sạc năng lượng mặt trời, các cây năng lượng mặt trời… Trên thế giới, có rất nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn dùng 100% năng lượng mặt trời hoặc chủ yếu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

khach-san-lap-dat-dien-mat-troi-loi-ich-3-trong-1-1Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của một khách sạn tại TP. Vũng Tàu

Tất nhiên, để tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện, các cơ sở lưu trú du lịch cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, các thiết bị tiết kiệm điện năng, dùng các thiết bị đóng cắt điện tự động khi du khách ra khỏi phòng… chứ không phải chỉ lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Tăng lợi nhuận với hình ảnh khách sạn xanh

Kết quả nhiều nghiên cứu (kể cả tại Việt Nam và trên thế giới) đều chỉ ra rằng hiện nay phần lớn các khách du lịch đều quan tâm đến du lịch xanh, du lịch thân thiện với môi trường, có xu hướng chọn khách sạn xanh dù giá dịch vụ có thể cao hơn so với các khách sạn cùng hạng. Các du khách du lịch quốc tế (đặc biệt là từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản…) đến Việt Nam cũng có xu hướng chọn những khách sạn, khu du lịch, dịch vụ, hàng hóa thân thiện với môi trường. Theo kết quả của một nghiên cứu từ tổ chức Trip Advisor, đến 34% du khách sẵn sàng chi trả thêm để ở khách sạn thân thiện với môi trường, 50% khách quốc tế sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn cho đơn vị du lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và hoạt động bảo tồn.

Chính vì vậy, đầu tư lắp đặt điện mặt trời để sử dụng điện sạch không chỉ là một giải pháp giúp giảm tiết kiệm điện mà còn là một chiến lược để xây dựng hình ảnh khách sạn xanh, thân thiện với môi trường, giúp gia tăng lượng khách có mức chi tiêu cao và văn minh khi tham gia du lịch. Ở nhiều quốc gia hoặc vùng/địa phương chú trọng phát triển du lịch, xây dựng hình ảnh du lịch xanh được ưu tiên thực hiện. Chẳng hạn như ở Maldives, đảo quốc này nỗ lực thay thế nguồn cung cấp năng lượng điện hóa thạch bằng các nguồn năng lượng sạch. Hầu hết các resort trên đảo đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt, tận dụng các nguồn năng lượng mặt trời, gió… không chỉ xây dựng hình ảnh cho riêng mỗi resort mà còn giúp Maldives trở thành một “thiên đường” trên mặt đất mà bất cứ ai nghĩ đến cũng sẽ liên tưởng đến hình tượng “xanh, sạch, hòa mình với thiên nhiên” và muốn được đến khám phá, nghỉ dưỡng.

khach-san-lap-dat-dien-mat-troi-loi-ich-3-trong-1-2Một công trình “xanh” tại Đảo Nổi, Đà Nẵng với hệ thống điện mặt trời công suất 68kWp do Vũ Phong Solar lắp đặt

Tiết kiệm năng lượng, đảm bảo điện năng để hoạt động

Ở các điểm du lịch nổi tiếng, thường tập trung lượng lớn khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, homestay cùng nhiều khu vui chơi giải trí, nhà hàng ăn… để phục vụ đông đảo du khách. Kéo theo đó là nhu cầu điện năng rất lớn. Thực tế, ở một số địa phương, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng và phát triển “nóng” của du lịch, dẫn đến những áp lực về nguồn điện, nguồn nước, xử lý rác thải… Do đó, việc các cơ sở lưu trú du lịch đầu tư lắp đặt điện mặt trời để chủ động nguồn điện tại chỗ có ý nghĩa quan trọng giúp giảm các áp lực về nguồn cung điện, hạn chế nguy cơ cắt điện do thiếu điện gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Điều này cũng đồng nghĩa với đảm bảo hoạt động và lợi nhuận của các khách sạn.

Tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời trong phát triển du lịch là xu hướng tất yếu, khi ngày càng nhiều người quan tâm đến du lịch xanh, bảo vệ môi trường. Hơn nữa, chỉ đầu tư 1 lần, hưởng lợi 30-50 năm, có thể nói lắp đặt điện mặt trời là một khoản đầu tư có lợi và lợi lớn đối với các khách sạn, resort.

Solarpower

The post Khách sạn lắp đặt điện mặt trời – lợi ích 3 trong 1 appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/khach-san-lap-dat-dien-mat-troi-loi-ich-3-trong-1/
Share:

4/6/20

6 ưu điểm nổi bật khi phát triển điện mặt trời áp mái

So với mô hình điện mặt trời tập trung, điện mặt trời áp mái có nhiều ưu điểm nổi bật và đang được khuyến khích đẩy mạnh phát triển trên cả nước.

Với vị trí địa lý quanh năm có nắng thuận lợi cho phát triển nguồn năng lượng mặt trời, trong xu hướng phát triển năng lượng tái tạo trên toàn cầu, điện mặt trời đang dần phổ biến tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Trong đó, điện mặt trời áp mái đang được Nhà nước khuyến khích ưu tiên phát triển. So với mô hình điện mặt trời tập trung, điện năng lượng mặt trời áp mái có nhiều ưu điểm nổi bật như:

1. Không tốn diện tích đất

Một hạn chế của các nhà máy điện năng lượng mặt trời là tốn diện tích đất lớn, phải tìm những vùng đất bỏ hoang hoặc đất nông nghiệp năng suất thấp. Trong khi đó, điện mặt trời áp mái lại tận dụng sẵn mái nhà hiện hữu của các công trình (mái nhà hộ gia đình, mái nhà văn phòng, tòa cao ốc, mái nhà xưởng sản xuất…). Thông thường, các mái nhà này đều nhàn rỗi, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời lại không ảnh hưởng đến kết cấu công trình nên rất thuận lợi để phát triển.

6-uu-diem-noi-bat-khi-phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-1Điện mặt trời áp mái tận dụng mái nhà hiện hữu, không tốn đất

2. Chống nóng cho công trình hiện hữu

Giàn pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà sẽ góp phần giảm nóng cho công trình bên dưới. Nhờ đó, sẽ tiết kiệm chi phí điện năng cho hệ thống làm mát của ngôi nhà, văn phòng hay khu sản xuất. Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà còn giúp chống dột, giảm hiện tượng thấm trần, tăng độ bền cho mái, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa dông như tại Việt Nam.

3. Không cần đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải

Thường có quy mô nhỏ (từ vài kWp đến vài MWp), lắp đặt phân tán nên các hệ thống điện mặt trời áp mái được đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu, không cần đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải như khi phát triển các dự án điện mặt trời tập trung quy mô lớn. Đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải rất tốn kém lại không hề đơn giản. Thực tế, đây vẫn đang là một bài toán gây “đau đầu” cho các cơ quan quản lý và các chủ đầu tư dự án trang trại điện mặt trời tại các điểm “nóng” phát triển năng lượng tái tạo như Ninh Thuận, Bình Thuận. Với những khu vực vùng sâu vùng cao, hải đảo… điện mặt trời mái nhà còn mang lại hiệu quả cao về mặt chính trị, xã hội.

6-uu-diem-noi-bat-khi-phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-2Hệ thống điện mặt trời áp mái được đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu, không đòi hỏi đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải

4. Giảm quá tải lưới điện truyền tải

Điện mặt trời áp mái được lắp đặt chủ yếu ở các khu dân cư, khu công nghiệp, cung cấp nguồn điện tiêu thụ tại chỗ nên có tác dụng làm giảm quá tải lưới điện truyền tải từ các nguồn điện truyền thống, thường đặt ở xa khu vực đông dân. Đặc biệt, vào thời gian cao điểm sử dụng điện, hoặc mùa nắng nóng, các hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà sẽ cung cấp một phần hoặc toàn bộ nhu cầu phụ tải của hộ tiêu thụ, và có thể phát lên lưới điện giúp giảm quá tải các trạm biến áp, giảm nguy cơ sự cố điện. Ngoài ra, khi mô hình điện mặt trời mái nhà phân tán được phát triển, sẽ giảm bớt quy mô các trung tâm nguồn điện, từ đó giảm nguy cơ thiếu hụt lượng điện công suất lớn, gây sụt điện áp, tần số lưới điện và có thể rã lưới trong trường hợp trung tâm nguồn điện lớn phát sinh sự cố.

5. Giảm nguy cơ thiếu điện tại chỗ

Điện mặt trời áp mái là giải pháp hữu hiệu bổ sung nguồn điện tại chỗ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những vùng đang tập trung phát triển công nghiệp (nhất là những ngành công nghiệp nặng tiêu thụ lượng điện năng lớn như sắt, thép…) trong khi nguồn cung điện của khu vực chưa phát triển kịp. Điện năng lượng mặt trời mái nhà thường có quy mô nhỏ, thời gian thi công lắp đặt nhanh nên nếu được phát triển rộng sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ thiếu nguồn điện tại chỗ.

6. Dễ xã hội hóa nguồn điện

Đầu tư điện mặt trời áp mái không đòi hỏi vốn lớn như đầu tư dự án điện mặt trời, rất thích hợp để các cá nhân hộ gia đình, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tham gia phát triển. Việc xã hội hóa nguồn điện do đó sẽ dễ dàng hơn. Theo thống kê của EVN, đến nay trên cả nước đã có 27.996 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà, trong đó có 22.900 khách hàng là hộ gia đình và 5.096 khách hàng là doanh nghiệp, cho tổng công suất 578MW. Nhờ đó, điện mặt trời áp mái đã chiếm đến 11% điện mặt trời trên lưới.

Vu Phong Solar

The post 6 ưu điểm nổi bật khi phát triển điện mặt trời áp mái appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/6-uu-diem-noi-bat-khi-phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai/
Share:

3/6/20

Báo giá pin năng lượng mặt trời rẻ, chớ vội mừng!

bao-gia-pin-nang-luong-mat-troi-re-cho-voi-mung-5

Khi nhận được báo giá pin năng lượng mặt trời rẻ hơn nhiều so với thị trường, bạn nên cảnh giác để tránh rơi vào “bẫy” của những người kinh doanh không chân chính.

Tấm pin năng lượng mặt trời là thành phần quan trọng nhất trong một hệ thống điện mặt trời. Chi phí cho các tấm pin mặt trời cũng thường có tỷ trọng cao nhất, chiếm phần lớn trong tổng chi phí của toàn hệ thống. Do đó, khi có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời, người đầu tư thường đặc biệt quan tâm đến bảng báo giá pin năng lượng mặt trời. Nếu không tỉnh táo, người đầu tư có thể rơi vào cái “bẫy” giá rẻ từ cơ sở kinh doanh kém uy tín và đối mặt với những rủi ro:

Mua phải tấm pin năng lượng mặt trời kém chất lượng

Sự phát triển “nóng” của điện mặt trời trên thế giới trong hơn 1 thập kỷ nay và tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây kéo theo sự nhộn nhịp của thị trường tấm pin năng lượng mặt trời với rất nhiều nhà sản xuất, đơn vị phân phối, thi công lắp đặt… Bên cạnh các đơn vị sản xuất, kinh doanh uy tín, có cả những đơn vị chỉ chạy theo lợi nhuận, sản xuất - phân phối sản phẩm kém chất lượng và báo giá pin năng lượng mặt trời rẻ “đánh” vào sự chủ quan của người dùng. Khi đó, người dùng có thể mua phải:

  • Pin năng lượng mặt trời được cấu thành bởi những tế bào quang điện (solar cells) bị thải loại. Nếu nhìn bằng mắt thường, hầu như không thể nhận ra lỗi của các tấm pin này. Chỉ khi chụp quang (El test), các đường nứt gãy mới xuất hiện. Khi đưa vào sử dụng, dưới sức nóng của mặt trời, các vết nứt này sẽ rộng ra dần, tế bào quang điện chất lượng kém bị ngắt mạch, gây giảm hiệu suất hoặc hỏng cả tấm pin. Hậu quả là, tấm pin giảm công suất rõ rệt hoặc hỏng chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, thay vì 30-50 năm như các tấm pin mặt trời chất lượng cao. Xem thêm: [Phương Pháp] Phân Biệt Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Tốt

bao-gia-pin-nang-luong-mat-troi-re-cho-voi-mung-1Những vết nứt rất nhỏ chỉ được phát hiện qua El-test có thể khiến tấm pin mặt trời nhanh hỏng hoặc giảm hiệu suất (Ảnh internet)

  • Các tấm pin năng lượng mặt trời là hàng tồn kho từ lâu, sản xuất trên công nghệ cũ với hiệu suất tấm pin thấp, tỷ lệ suy giảm hiệu suất tự nhiên cao.
  • Hàng giả, nhái các thương hiệu uy tín trên thị trường. Do đó, nếu được báo giá pin năng lượng mặt trời rẻ hơn nhiều so với thị trường trong khi sản phẩm thuộc thương hiệu hàng đầu hiện nay, bạn cần đặc biệt chú ý.

Các tấm pin năng lượng mặt trời kém chất lượng không chỉ cho công suất hoạt động thấp, làm giảm tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời mà còn có thể dẫn đến các sự cố mất an toàn về điện, ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của người sử dụng.

Mất quyền lợi bảo hành

Tuổi thọ của các tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay rất cao, có thể hoạt động 30-50 năm (thậm chí lâu hơn). Các nhà sản xuất pin mặt trời uy tín cũng thường có chế độ bảo hành “dài hơi” cho sản phẩm của mình, thông thường bảo hành sản phẩm trên 10 năm, bảo hành hiệu suất 20-25 năm. Thời gian bảo hành dài giúp bảo vệ quyền lợi cho người đầu tư điện mặt trời khi đã phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn.
Tuy nhiên, thực tế, có không ít trường hợp người dùng bị mất quyền lợi chính đáng này khi đơn vị cung cấp vật tư trốn tránh trách nhiệm bảo hành, người dùng phải tự bỏ chi phí để sửa chữa, thay thế tấm pin nhằm duy trì hoạt động của toàn hệ thống. Trong khi đó, tấm pin mặt trời có giá thành khá cao, người đầu tư ban đầu tưởng được “lợi” khi mua pin năng lượng mặt trời rẻ nhưng hóa ra lại bị “hại”.

bao-gia-pin-nang-luong-mat-troi-re-cho-voi-mung-2Mua pin mặt trời chất lượng tốt, lắp đặt bởi đơn vị uy tín sẽ giúp bạn sở hữu hệ thống điện mặt trời có công suất và độ bền cao

Tăng giá các vật tư khác khiến tổng chi phí cao hơn

Một hệ thống điện mặt trời hòa lưới lắp mái nhà thường bao gồm các loại vật tư: tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới điện, hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa, tủ phân phối và bảo vệ DC/AC, khung giá đỡ, dây dẫn, thang máng cáp và phụ kiện chuyên dụng. Trong các loại vật tư này, tấm pin năng lượng mặt trời có giá cao nhất nên thường được người dùng chú ý nhất. Một số đơn vị cung cấp vật tư lợi dụng điều này, cố tình báo giá pin năng lượng mặt trời rẻ rồi nâng giá các vật tư khác, cuối cùng tổng chi phí vật tư cho toàn hệ thống lại cao hơn nhiều. Khi đó, không chỉ bị thiệt hại về kinh tế, người dùng còn có thể “rước” thêm cả sự bực bội, khó chịu vì cảm giác như bị… lừa.

Khi mua pin năng lượng mặt trời cần lưu ý gì?

Đừng vội vàng quyết định khi nhận được báo giá pin năng lượng mặt trời rẻ bởi vì bạn chỉ thực sự đạt lợi nhuận cao nhất khi hệ thống hoạt động với công suất cao nhất và độ bền tốt nhất. Có 3 lưu ý quan trọng bạn cần nhớ khi mua tấm pin mặt trời, bạn hãy xem chi tiết tại đây: Những lưu ý khi mua tấm pin năng lượng mặt trời

Mẹo cho bạn: Bạn hãy lắng nghe tư vấn của các kỹ sư điện mặt trời tại Vũ Phong Solar. Với bề dày hơn 11 năm hoạt động, đã thi công lắp đặt cho hàng ngàn dự án điện mặt trời, từ các hệ thống điện mặt trời quy mô nhỏ hộ gia đình đến các dự án nhà máy điện mặt trời quy mô lớn, Vũ Phong Solar hiện là đơn vị thi công lắp đặt điện mặt trời hàng đầu Việt Nam hiện nay. Sự tư vấn từ các kỹ sư có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất, sở hữu được hệ thống điện mặt trời chất lượng tốt nhất, phù hợp nhất với sở thích và điều kiện kinh tế của gia đình bạn. Bạn hãy gọi về Tổng đài miễn cước 18007171 hoặc email về vp@vuphong.vn để được hỗ trợ chi tiết!

Vu Phong Solar

The post Báo giá pin năng lượng mặt trời rẻ, chớ vội mừng! appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/bao-gia-pin-nang-luong-mat-troi-re-cho-voi-mung/
Share:

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũ Phong Energy Group, được thành lập năm 2009. Ban đầu, công ty hoạt động với ngành nghề cốt lõi là điện năng lượng mặt trời, trong vai trò nhà thầu EPC chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), nghiên cứu và sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Với năng lực vững vàng, thương hiệu uy tín và thái độ tận tâm, Vũ Phong đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, ghi dấu với hàng loạt dự án lớn có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, Vũ Phong đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ngành năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, thủy điện tích năng, năng lượng sóng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái với sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”. Xem Thêm: Giá Pin Năng Lượng Mặt Trời, Sản phẩm điện mặt trời, Dự án điện mặt trời

Tìm kiếm Blog này