SolarPower chuyên ☑ Bán ☑ Lắp Đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời Chuyên Nghiệp ☑Chất lượng cao với Chi Phí cực kì cạnh tranh ☎ 1800.7171.

9/9/20

Lý giải “sức nóng” đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà và mặt đất

du-an-dien-mat-troi-mai-nha-3

Dù dịch COVID-19 tác động lên hầu khắp các lĩnh vực đời sống, kinh tế nhưng điện mặt trời vẫn tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, suất đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà từ đầu năm 2020 đến nay tăng mạnh cả về số lượng lẫn quy mô.

Chi phí lắp đặt thấp, giá bán điện mặt trời FIT 2 hấp dẫn, nhiều chính sách ưu đãi về thuế và tiền thuê đất, đa dạng các gói tín dụng xanh, hình thức hợp tác BOT điện mặt trời linh hoạt… là những yếu tố kích thích các hộ gia đình, doanh nghiệp tích cực tham gia đầu tư, phát triển điện mặt trời.

Giá bán hấp dẫn – Dự án điện mặt trời mái nhà tăng trưởng mạnh

Giá bán điện mặt trời áp mái FIT 2 (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg Về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam) là 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh. Mức giá này được đánh giá là rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư dù có giảm một chút so với giá cũ là 9,35 cent/kWh (theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg). Hơn nữa, mức giá này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại, đảm bảo về lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư. Trong khi đó, giá lắp đặt điện mặt trời áp mái ngày càng rẻ và nhà đầu tư không phải đăng ký bổ sung dự án vào quy hoạch điện. Những thuận lợi này khiến ngày càng nhiều hộ gia đình quyết định đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Ngoài ra, nhìn từ kinh nghiệm thực tế của các kỹ sư Vũ Phong Solar, một nguyên nhân khác thúc đẩy phân khúc điện mặt trời mái nhà hộ gia đình tăng trưởng mạnh là các hộ gia đình ngày càng hiểu rõ về nguồn năng lượng sạch này, về những lợi ích kinh tế, môi trường, xã hội của nó. Cơ chế khuyến khích của Chính phủ với các Quyết định, Nghị quyết, Thông tư… tạo hành lang pháp lý rõ ràng; sự tuyên truyền rộng rãi của các cơ quan truyền thông, ngành điện…; đặc biệt là lợi ích kinh tế thực tiễn thấy được từ những gia đình tiên phong lắp đặt hệ thống đã khiến các hộ gia đình yên tâm đầu tư. Chính vì thế, số lượng dự án điện mặt trời mái nhà hộ gia đình có sự tăng trưởng vượt bậc từ năm 2019 đến nay và dự kiến sẽ tiếp diễn đà tăng trưởng này trong thời gian tới. Đặc biệt, theo ghi nhận của Vũ Phong Solar, không chỉ tăng về số lượng, quy mô các dự án cũng tăng lên đáng kể do các hộ gia đình xác định đầu tư hệ thống để vừa dùng điện vừa bán thay vì chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ như trước.

du-an-dien-mat-troi-mai-nha-1Giá bán điện mặt trời hấp dẫn trong khi chi phí lắp đặt ngày càng giảm thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư hệ thống điện mặt trời

Bên cạnh phân khúc hộ gia đình, điện mặt trời áp mái tăng trưởng mạnh ở cả nhóm doanh nghiệp. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà tại văn phòng, nhà xưởng để tiết kiệm chi phí điện sản xuất, sử dụng điện sạch theo xu hướng “sản xuất xanh” và có thêm doanh thu từ việc bán điện dư. Với gói tín dụng xanh của các ngân hàng, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về tài chính khi đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể hợp tác BOT điện mặt trời để được lắp đặt, sử dụng hệ thống trị giá hàng chục tỉ đồng mà không chiếm dụng vốn kinh doanh, chỉ cần tận dụng mái nhà xưởng hiện hữu đang nhàn rỗi. Hình thức hợp tác BOT điện mặt trời được Vũ Phong Solar tiên phong triển khai mới từ đầu năm 2020 và nhanh chóng được các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã được Vũ Phong Solar bàn giao hệ thống và nhận được những lợi ích thiết thực từ điện mặt trời nhờ hình thức hợp tác này.

Một xu hướng khác đang được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp quan tâm là đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà kết hợp nông nghiệp công nghệ cao để nhận được “lợi ích kép”: bên dưới phát triển chăn nuôi, trồng trọt; bên trên lắp đặt điện mặt trời giúp tiết giảm chi phí mua điện lưới và bán lại điện dư với giá cao, đồng thời bảo vệ mái và giảm nhiệt độ cho chuồng trại. Xu hướng điện mặt trời kết hợp nông nghiệp phát triển mạnh tại Việt Nam từ năm 2019 và đến năm nay vẫn tiếp tục tăng trưởng. Để kịp hưởng giá FIT 2 điện mặt trời (phải có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trước ngày 01/01/2021), nhiều doanh nghiệp đang “chạy đua” với thời gian nhằm hoàn thiện hệ thống cũng như các điều kiện cần thiết theo quy định.

Những con số ấn tượng về dự án điện mặt trời mái nhà:

  • Cuối năm 2018: ước tính có 1.800 khách hàng lắp đặt, tổng công suất 30,12 MWp.
  • Cuối năm 2019: Tổng công suất lên đến khoảng 350 MWp.
  • Tính đến ngày 23/8/2020: 45.299 hệ thống điện mặt trời mái nhà đã đi vào vận hành, tổng công suất 1.029 MWp.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển điện mặt trời mái nhà, các Tổng Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công khai các quy trình, thủ tục, khả năng giải tỏa công suất của từng trạm biến áp… đồng thời tạo điều kiện tối đa cho các chủ đầu tư trong quá trình ký thỏa thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện.

Nhà máy điện mặt trời – Tăng tốc để kịp hưởng giá FIT 2

Điện mặt trời được xem là mảng đầu tư “màu mỡ” khi biên lợi nhuận gộp dao động trong khoảng 65-75%. Nhiều dự án nhà máy điện mặt trời dù mới chỉ đi vào hoạt động nửa năm cũng đã cho thấy hiệu quả kinh tế khi doanh nghiệp công bố có lợi nhuận. Chẳng hạn như: dự án điện mặt trời Dầu Tiếng công suất tối đa 420 MWp, hoạt động từ cuối 2019, đạt doanh thu 807 tỉ đồng, lãi sau thuế 456 tỉ đồng (dự kiến chạy đầy đủ tải cả năm có thể chạm mốc doanh thu ước lượng 3.200 tỉ đồng, lợi nhuận 1.800 tỉ đồng chưa thuế); cụm 3 nhà máy BIM 1, BIM 2, BIM 3, tổng công suất 330 MWp, khánh thành cuối tháng 4/2019, đạt doanh thu 703 tỉ đồng, lãi sau thuế 344 tỉ đồng; dự án TTP Phú Yên khánh thành cuối tháng 6/2019, báo doanh thu 407 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 135 tỉ đồng; nhà máy Trung Nam Ninh Thuận công suất 258 MWp đạt doanh thu trên 500 tỉ đồng, lãi ròng 131 tỉ đồng (số liệu từ Tạp chí Nhịp cầu đầu tư).

du-an-dien-mat-troi-mai-nha-2Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng – thi công một phần bởi Vũ Phong Solar

Khi đầu tư nhà máy điện mặt trời, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi, như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế nhập khẩu 5 năm đối với nguyên liệu vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ dự án, miễn giảm tiền thuê đất… Trong khi đó, dư địa phát triển điện mặt trời còn rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đang nhập khẩu điện và đối mặt với nguy cơ thiếu điện trầm trọng ở tương lai gần, tỷ lệ điện mặt trời trong tổng nguồn cung điện vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới (năng lượng tái tạo hiện chỉ chiếm khoảng 10% công suất và 6% sản lượng điện thương phẩm cả nước). Chính vì vậy, các doanh nghiệp vẫn tích cực tham gia thị trường điện mặt trời và đang tăng tốc để kịp hưởng giá ưu đãi FIT 2, tối đa hóa lợi nhuận.

Phát biểu tại Hội thảo Phát triển bền vững nguồn Năng lượng tái tạo nối lưới và Điện mặt trời mái nhà vào tháng 7/2020, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã khẳng định: Chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo đã hết sức rõ ràng. Chính phủ cũng đã đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp với thực tiễn phát triển cho từng giai đoạn và theo hướng công bằng, minh bạch, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nhằm khai thác hết lợi thế, tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững (thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương). Sức nóng” đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà và mặt đất vì thế là điều tất yếu và phần nào thể hiện thành quả của Việt Nam trong hành trình phát triển năng lượng tái tạo, chuyển đổi từ các nguồn năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng carbon thấp.

Vu Phong Solar

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.

Content Protection by DMCA.com

The post Lý giải “sức nóng” đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà và mặt đất appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3bDmHo2
via IFTTT
Share:

7/9/20

Thứ trưởng Bộ Công Thương giải đáp thắc mắc về điện mặt trời áp mái

giai-dap-thac-mac-ve-dien-mat-troi-ap-mai-2

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 diễn ra chiều 4/9 tại Hà Nội, đã có nhiều câu hỏi được phóng viên các cơ quan báo chí nêu ra, liên quan đến những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Trong đó, có một câu hỏi về điện mặt trời áp mái, được Thứ trưởng Bộ Công Thương trả lời.

Câu hỏi của phóng viên Tạp chí Nhà đầu tư:

Một số doanh nghiệp và nhà đầu tư ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Gia Lai phản ánh về việc một năm qua, thực hiện theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và Quyết định 11, 13 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng điện mặt trời. Họ đã đầu tư hàng trăm tỷ vào dự án điện mặt trời áp mái nhưng dự án hoàn thành thì không được ký hợp đồng mua bán điện với bên điện lực. Nguyên nhân được nêu là chờ hướng dẫn của Bộ Công Thương. Dù nhà đầu tư đã có phản ánh rất nhiều về việc này nhưng đến nay chưa có thông tư hướng dẫn. Việc này đã gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chủ trương lớn của Nhà nước rất nhiều. Xin hỏi Bộ Công Thương đến nay đã có giải pháp nào để xử lý việc này hay chưa?

giai-dap-thac-mac-ve-dien-mat-troi-ap-mai-1Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi của các nhà báo. Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Chúng ta đã biết điện mặt trời (ĐMT) là một nguồn điện năng lượng tái tạo. Việt Nam chúng ta là nước nhiệt đới nằm gần Xích đạo nên có tiềm năng ĐMT khá cao. Và hiện nay ở Việt Nam chúng ta nói nhiều đến ĐMT là nói nhiều đến điện lắp trên mặt đất, nhưng ngoài ra còn có ĐMT nổi và ĐMT đặt trên mái nhà.

Gần đây ĐMT lắp trên mái nhà rất được các nhà đầu tư, kể cả doanh nghiệp, thậm chí là nhiều người dân, rất quan tâm. Nếu có điều kiện, họ có thể lắp đặt với một kinh phí không phải quá lớn nhưng có thể mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư.

Hiện nay cũng có một điều thuận lợi cho việc phát triển ĐMT, đó là việc phát triển điện mái nhà không tác động nhiều đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Như chúng ta đã biết sử dụng đất thì phải có ý kiến quy hoạch nhưng có những công trình chúng ta có thể tận dụng để lắp đặt hệ thống ĐMT trên mái nhà. Đây là một điều hết sức thuận lợi và chúng ta khuyến khích.

Chính vì vậy trong thời gian vừa qua, ĐMT phát triển tương đối nhanh. Tính đến thời điểm tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy ĐMT vận hành với tổng công suất 5.053 MW và hiện nay có 11 nhà máy điện gió hoạt động với tổng công suất là 429 MW và 325 MW điện sinh khối. Và như vậy, tổng công suất điện gió của chúng ta đã lên đến 5.482 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất nguồn điện của hệ thống. Tôi nghĩ rằng đây là điều đáng mừng nếu chúng ta phát triển đúng hướng khi chúng ta không phát triển thêm được nữa về nhiệt điện mà đi vào điện mặt trời.

Vừa qua, cũng có việc là mặc dù ĐMT mái nhà có nhiều ưu điểm, nhưng có sự hiểu và diễn đạt chưa đúng ở nhiều địa phương, thậm chí là các doanh nghiệp, liên quan đến Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thông tư 18 của Bộ Công Thương. Quyết định 13 cũng như Thông tư 18 này đưa ra rất nhiều khuyến khích, ưu đãi đối với ĐMT như là ĐMT mái nhà. Chính vì vậy Bộ Công Thương cũng đã dự thảo công văn và xin ý kiến của UBND các tỉnh, Tập đoàn Điện lực VN, các nhà đầu tư và kể cả một số phương tiện thông tin đại chúng để chúng tôi tổng hợp các nội dung liên quan đến kiến nghị này mà còn có cách hiểu khác nhau mặc dù theo quan điểm của chúng tôi, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 18 của Bộ Công Thương đã tương đối rõ. Và nếu chúng ta thực hiện theo đúng nội dung của quy định tại hai văn bản này thì đã tương đối phù hợp và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Chúng tôi hiện nay vẫn đang tổng hợp thêm và chắc chắn trong thời gian rất ngắn nữa thôi sẽ có hướng dẫn cụ thể thêm đến từng UBND các tỉnh, thành phố và các nhà đầu tư để giúp cho việc đầu tư ĐMT là một định hướng rất đúng đắn của Đảng, Chính phủ và cũng đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Nguồn: Báo Chính phủ

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.

Content Protection by DMCA.com

The post Thứ trưởng Bộ Công Thương giải đáp thắc mắc về điện mặt trời áp mái appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3bCNUHI
via IFTTT
Share:

4/9/20

Quản lý năng lượng hiệu quả – nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

quan-ly-nang-luong-3

Quản lý năng lượng với các giải pháp cụ thể, đồng bộ sẽ giúp sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả, tránh lãng phí năng lượng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

Tại sao các doanh nghiệp cần chú trọng quản lý năng lượng?

Năng lượng là tài nguyên thiết yếu cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất. Việc sử dụng năng lượng một cách lãng phí sẽ gây tổn thất không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời đẩy nguồn tài nguyên này đến nguy cơ cạn kiệt hoặc thiếu hụt nghiêm trọng, đe dọa hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Việc sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả chính vì thế trở thành mối quan tâm và thách thức của các doanh nghiệp nói riêng, toàn xã hội nói chung.

Chú trọng quản lý năng lượng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chi tiết việc sử dụng và mức tiêu thụ năng lượng hiện tại, tìm ra giải pháp cải tiến để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, từ đó giúp giảm năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí vận hành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn năng lượng còn giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị phạt theo các chế tài xử lý vi phạm trong việc sử dụng năng lượng (tại Việt Nam, năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả).

Quản lý năng lượng hiệu quả còn giúp doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ quốc tế về năng lượng, môi trường… tạo cơ hội tốt để quảng bá, nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với cộng đồng và khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Các chứng chỉ quốc tế này đồng thời là một công cụ giúp doanh nghiệp vượt qua các hàng rào kỹ thuật thương mại, thuận lợi hơn khi mở rộng thị trường và gia nhập các thị trường quốc tế, từ đó phát triển một cách bền vững.

quan-ly-nang-luong-1Quản lý năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích (Ảnh minh họa internet)

Áp dụng các giải pháp quản lý năng lượng hiệu quả đồng nghĩa với việc góp phần giảm phát thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường, là một cách thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội, giúp đảm bảo an ninh năng lượng trên phạm vi toàn cầu. Theo các chuyên gia năng lượng, đây chính là một giải pháp giúp “các bên cùng thắng”, trong đó doanh nghiệp là đơn vị đầu tiên và trực tiếp nhận được các lợi ích từ việc quản lý, tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

Làm thế nào để quản lý năng lượng hiệu quả và tiết kiệm chi phí điện năng tốt nhất?

Để quản lý năng lượng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, có thể theo một/các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý năng lượng, chẳng hạn như ISO 50001:2011 của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế, EN16001:2009 theo tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn ANSI/MSE 2000 của Mỹ, tiêu chuẩn GB/T 23331:2009 của Trung Quốc… Mỗi tiêu chuẩn có những điểm khác biệt tuy nhiên nhìn chung đều có những thành phần gồm: cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp về chính sách năng lượng; có cơ cấu tổ chức để thực hiện quản lý năng lượng; có cơ chế thúc đẩy, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực triển khai hoạt động hiệu suất năng lượng; có hệ thống kiểm soát đo lường về sử dụng năng lượng; có hệ thống tuyên truyền, marketing về tiết kiệm năng lượng; có cơ chế nguồn vốn dành cho các dự án tiết kiệm năng lượng. Từ điều kiện thực tế, các doanh nghiệp sẽ thực hiện các giải pháp này một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

quan-ly-nang-luong-2Lắp đặt hệ thống điện mặt trời giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí điện năng

Một trong các giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí điện năng là lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái văn phòng, nhà xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Vào ban ngày, hệ thống tạo ra điện cung cấp cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hạn chế mua điện từ điện lưới (thậm chí bán ngược lại cho ngành điện khi không tiêu thụ hết). Nhờ đó, chi phí điện năng giảm trong khi điện sử dụng là điện mặt trời – điện sạch. Với các doanh nghiệp đang cần ưu tiên dòng vốn để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, có thể tận dụng hình thức hợp tác BOT điện mặt trời để lắp đặt hệ thống trên mái với chi phí 0 đồng. Đây là hình thức hợp tác đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi thực hiện tiết kiệm năng lượng và quản lý năng lượng vì mang lại hiệu quả cao mà không hề rủi ro.

Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về hình thức BOT điện mặt trời tại đây.

Vu Phong Solar

The post Quản lý năng lượng hiệu quả – nhiều lợi ích cho doanh nghiệp appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/quan-ly-nang-luong/
Share:

3/9/20

Miễn trừ giấy phép hoạt động cho hệ thống điện mặt trời mái nhà

Lĩnh vực đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà để bán điện cho tổ chức cá nhân khác thuộc lĩnh vực phát điện và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Theo phản ánh của bà Phạm Thị Thanh Loan, ngày 17/72020 Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời, tại Khoản 4 Điều 5 về phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà quy định: “Hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực”.

Bà Loan hỏi, quy định này có được hiểu rằng tất cả đối tượng tham gia vào một hệ thống điện mặt trời mái nhà dưới 1Mw (bao gồm chủ sở hữu hệ thống và đơn vị được chủ sở hữu hệ thống cho phép bán thực hiện tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện) mà phải xin Giấy phép hoạt động điện lực theo Thông tư số 36/2018/TT-BCT ban hành ngày 16/10/2018 thì nay đều được miễn trừ Giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư số 18/2020/TT-BCT không?

Về vấn đề này, Bộ Công Thương trả lời như sau:

Căn cứ Thông tư số 36/20118/TT-BCT ngày 16/10/2018 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, lĩnh vực đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà để bán điện cho tổ chức cá nhân khác thuộc lĩnh vực phát điện và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 36/20118/TT-BCT và Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 18/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

Chinhphu.vn
Theo VGP

Content Protection by DMCA.com

The post Miễn trừ giấy phép hoạt động cho hệ thống điện mặt trời mái nhà appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3gPRTS4
via IFTTT
Share:

31/8/20

Cập nhật Chi tiết bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực

ban-do-buc-xa-mat-troi-tai-viet-nam-3

Tuy lãnh thổ Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nhưng khí hậu ở các vùng miền lại khác nhau, tùy khu vực khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt đới gió mùa hay nhiệt đới xavan. Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam vì thế cũng khác nhau theo từng khu vực.

Bức xạ mặt trời là gì?

Bức xạ mặt trời là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng phát ra từ mặt trời. Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho nhiều quá trình quan trọng diễn ra trên Trái Đất như phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ; đồng thời giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Bức xạ mặt trời có thể được chuyển đổi thành các dạng năng lượng hữu ích khác như nhiệt và điện thông qua công nghệ.

Để tạo nên bản đồ bức xạ mặt trời, các nhà khoa học tiến hành đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ những kết quả này, họ ước tính lượng ánh sáng mặt trời tại các khu vực có cùng vĩ độ với khí hậu tương tự. Dữ liệu bức xạ cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có đơn vị kilowatt-giờ trên mét vuông (kWh/m2).

Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam khác nhau như thế nào giữa các khu vực?

Ở Việt Nam, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa rõ rệt, miền Trung và Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, còn miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới xavan với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Do vậy, bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam cũng khác nhau giữa các vùng. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở các tỉnh miền Trung và miền Nam là khoảng 5kWh/m2/ngày, còn ở các tỉnh miền Bắc là khoảng 4kWh/m2/ngày. Từ dưới vĩ tuyến 17, cường độ bức xạ mặt trời vừa cao vừa ổn định trong suốt cả năm, vào mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 20%. Nếu tính theo tổng số giờ nắng trong năm, ở miền Bắc có khoảng 1.500-1.700 giờ nắng còn ở miền Trung và miền Nam thì khoảng 2.000-2.600 giờ.

ban-do-buc-xa-mat-troi-tai-viet-nam-1Theo số liệu của bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam:

– Các tỉnh ở phía Bắc (từ Bắc Bộ đến Thừa Thiên – Huế): Các vùng Tây Bắc (các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ ( các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.

– Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào Nam Bộ), mỗi năm có khoảng 2.000 – 2.600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời cao hơn khoảng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Mặt trời chiếu gần như suốt quanh năm, kể cả những tháng trong mùa mưa. Ở khu vực này, nguồn bức xạ mặt trời dồi dào là một lợi thế lớn, một nguồn tài nguyên có thể khai thác sử dụng.

Nếu chia theo từng khu vực nhỏ trong các vùng:

Cường độ bức xạ mặt trời khu vực Tây Bắc

Ở khu vực này thường nắng nhiều vào tháng 8, các tháng có thời gian nắng dài nhất là 4, 5,  9, 10. Nắng ít, mây và mưa nhiều vào các tháng 6, 7. Tổng bức xạ mặt trời trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày, trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày. Riêng những vùng núi cao (có độ cao khoảng 1.500m trở lên) thường ít nắng, mây phủ và mưa nhiều, nhất là khoảng tháng 6 đến tháng 1 năm sau, cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).

Cường độ bức xạ mặt trời khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

  • Tại Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung Bộ, càng đi sâu về phía Nam, thời gian nắng lại càng nhiều, thường nhiều nhất là vào tháng 4.
  • Cường độ bức xạ mặt trời trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5 còn ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Trong năm, thường vào tháng 2 và tháng 3 có số giờ nắng trung bình thấp nhất, khoảng 2h/ngày, số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6-7h/ngày, duy trì ở mức cao từ tháng 7.

Cường độ bức xạ mặt trời khu vực giữa Trung Bộ

Các tỉnh từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất trong ngày rơi vào các tháng giữa năm, số giờ nắng lên đến 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng khoảng 5-6 h/ngày với lượng bức xạ mặt trời trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).

Cường độ bức xạ mặt trời khu vực cuối Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Ở khu vực này, quanh năm dồi dào nắng. Vào các tháng 1, 3, 4, nắng thường bắt đầu từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực xung quanh Nha Trang (Khánh Hòa), cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

Số liệu về số giờ nắng, cường độ bức xạ mặt trời tại các vùng miền ở Việt Nam như sau:

Vùng Giờ  nắng trong năm Cường độ bức xạ mặt trời (kWh/m2/ ngày) Ứng dụng điện mặt trời
Đông Bắc 1.600 – 1.750 3,3 – 4,1 Trung bình
Tây Bắc 1.750 – 1.800 4,1 – 4,9 Trung bình
Bắc Trung Bộ 1.700 – 2.000 4,6 – 5,2 Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 2.000 – 2.600 4,9 – 5,7 Rất tốt
Nam Bộ 2.200 – 2.500 4,3 – 4,9 Rất tốt
Trung bình cả nước 1.700 – 2.500 4,6 Tốt

Có thể thấy, tại Việt Nam, lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam. Ở các tỉnh phía Bắc thì tổng lượng bức xạ mặt trời thấp hơn. Tổng bức xạ mặt trời khác nhau giữa các vùng miền và có sự biến thiên vào các thời điểm trong năm.

Cụ thể tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương như sau:

TT Địa phương Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm

 (đơn vị: MJ/m2/ngày)

1

7

2

8

3

9

4

10

5

11

6

12

1 Cao Bằng 8,21

18,81

8,72

19,11

10,43

17,60

12,70

13,57

16,81

11,27

17,56

9,37

2 Móng Cái 18,81

17,56

19,11

18,23

17,60

16,10

13,57

15,75

11,27

12,91

9,37

10,35

3 Sơn La 11,23

11,23

12,65

12,65

14,45

14,25

16,84

16,84

17,89

17,89

17,47

17,47

4 Láng (Hà Nội) 8,76

20,11

8,63

18,23

9,09

17,22

12,44

15,04

18,94

12,40

19,11

10,66

5 Vinh 8,88

21,79

8,13

16,39

9,34

15,92

14,50

13,16

20,03

10,22

19,78

9,01

6 Đà Nẵng 12,44

22,84

14,87

20,78

18,02

17,93

20,28

14,29

22,17

10,43

21,04

8,47

7 Cần Thơ 17,51

16,68

20,07

15,29

20,95

16,38

20,88

15,54

16,72

15,25

15,00

16,38

8 Đà Lạt 16,68

18,94

15,29

16,51

16,38

15,00

15,54

14,87

15,25

15,75

16,38

10,07

Từ bảng trên có thể thấy lượng tổng xạ bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi địa phương, vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Các tháng có nhiều nắng, tổng xạ bức xạ mặt trời cao hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Điều đó đồng nghĩa với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ cho hiệu suất rất cao vào các tháng này.

Tiềm năng phát triển điện mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam

Lượng bức xạ mặt trời là một yếu tố quyết định sản lượng điện mặt trời. Từ bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam có thể thấy, khu vực nào cũng có tiềm năng về điện năng lượng mặt trời. Tại khu vực miền Nam, lượng bức xạ mặt trời vào mùa mưa tuy thấp hơn mùa khô một chút nhưng nhìn chung ở mức ổn định. Ở khu vực miền Bắc, lượng bức xạ mặt trời vào mùa Hạ và mùa Thu tương đương khu vực miền Nam, nhưng vào mùa Đông và mùa Xuân chỉ còn khoảng 40-60%. Tuy nhiên, sử dụng điện trong các hộ gia đình vào hai mùa này cũng ít hơn nhiều so với 2 mùa nóng (vì sử dụng thiết bị làm mát).

Tại khu vực Hà Nội, lượng bức xạ và tổng xạ không hề nhỏ, lắp đặt điện mặt trời hòa lưới là giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Khu vực Tây Bắc cũng có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc, nhất là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…

Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, tiềm năng điện mặt trời tốt nhất với số giờ nắng trong năm và tổng lượng bức xạ mặt trời rất cao. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt.

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn (có thể xem như vô tận). Điện mặt trời đang được Nhà nước khuyến khích phát triển, được kỳ vọng sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ sinh thái, chống lại biến đổi khí hậu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Dựa vào bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam, các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể thấy rõ tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời ở trong từng khu vực cụ thể, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất.

Vu Phong Solar

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.

Content Protection by DMCA.com

The post Cập nhật Chi tiết bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3gIAHxR
via IFTTT
Share:

28/8/20

Kỷ lục lần đầu tiên trên thế giới: Nhảy dù từ máy bay năng lượng mặt trời

may-bay-nang-luong-mat-troi-3

Ngày 25/8/2020, vận động viên – nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Raphael Domjan đã xác lập kỷ lục lần đầu tiên trên thế giới nhảy dù từ máy bay năng lượng mặt trời.

Tại chuyến bay thử nghiệm ở căn cứ không quân ở Payerne, Thụy Sĩ, cùng một lúc hai kỷ lục thế giới đã được xác lập. Đó là cú nhảy dù đầu tiên trong lịch sử và lần rơi tự do đầu tiên trên thế giới từ một máy bay chạy 100% từ năng lượng mặt trời. Hai người góp phần tạo nên hai kỷ lục này là ông Raphael Domjan – người khởi xướng dự án này, đồng thời là người thực hiện cú nhảy và phi công thử nghiệm Miguel A. Iturmendi – người lái chiếc máy bay.

may-bay-nang-luong-mat-troi-2Nhà thám hiểm Raphael Domjan nhảy từ độ cao 1.520m trước khu bung dù (Ảnh internet)

Chiếc máy bay năng lượng mặt trời này có 2 chỗ ngồi. Trên hai cánh của máy bay được lắp các tấm pin quang năng, diện tích tấm pin là 22 m2. Hệ thống pin mặt trời này cung cấp toàn bộ năng lượng cho máy bay vận hành. Máy bay đã bay lên đạt độ cao 1.520m, sau đó nhà thám hiểm Domjan nhảy ra khỏi máy bay, rơi tự do trong vài trăm mét với tốc độ rơi 150 km/giờ, sau đó bật dù và hạ cánh an toàn ở Payerne, một huyện thuộc bang Vaud, miền tây Thụy Sĩ.

Nhảy dù là môn thể thao mạo hiểm được nhiều người yêu thích ra đời vào cuối thế kỷ 18, không còn là môn thể thao mới lạ. Tuy nhiên, cú nhảy dù của ông Raphael Domjan lại có ý nghĩa đặc biệt vì nó như một dấu mốc và một niềm cảm hứng mới trong bộ môn nhảy dù. Ông Domjan cho biết dù lần thử nghiệm này có nhiều kỷ lục lần đầu tiên nhưng điều quan trọng nhất là nó đánh dấu lần đầu tiên có người nhảy dù từ một chiếc máy bay điện, từ năng lượng sạch. Điều này đang thay đổi nhảy dù, có thể là bước tiến lớn cho tương lai của môn nhảy dù trên không. Nó cũng sẽ giúp những người tuổi trẻ thấy rằng có một số hoạt động thể thao họ nghĩ là không thể nhưng thực tế thì vẫn có thể làm được.

may-bay-nang-luong-mat-troi-1Hai cánh của máy bay được lắp các tấm pin mặt trời (Ảnh internet)

Nhảy dù từ các máy bay chạy dầu sẽ góp phần làm phát thải khí nhà kính. Khí thải phát ra từ các máy bay chạy dầu chiếm khoảng 2% lượng khí thải carbon được tạo ra bởi con người. Nhảy dù từ máy bay năng lượng mặt trời, theo nhà thám hiểm Thụy Sĩ 48 tuổi, là cách thực hiện ước mơ mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hoạt động nhảy dù có thể được tiếp tục thực hiện nhờ điện với những máy bay không hề phát thải khí nhà kính, không gây tiếng ồn, như trong thử nghiệm này. Ông Raphael Domjan cũng hi vọng chuyến thử nghiệm của ông sẽ khiến những người trẻ, những người ở thế hệ tương lai tiếp tục giấc mơ phát triển những phương tiện bay thân thiện hơn với môi trường và khí hậu, để bảo vệ hệ sinh thái chung.

Theo nhóm thử nghiệm, mục tiêu quan trọng tiếp theo mà nhóm hướng đến là sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên lên tầng bình lưu bằng máy bay năng lượng mặt trời. Dự kiến kế hoạch này sẽ được ​​hoàn thành trong 2 năm nữa, vào năm 2022.

Cách đây 4 năm, vào năm 2016, nhóm Solar Impulse 2 của Thụy Sĩ đã hoàn thành chuyến bay vòng quanh địa cầu lần đầu tiên với máy bay chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Chiếc máy bay Solar Impulse 2 (SI2) đã hoàn thành chuyến bay lịch sử, dấu mốc quan trọng đối với ngành hàng không thế giới này vào lúc 0 giờ 5 phút ngày 26/7 sau khi hạ cánh an toàn xuống sân bay Al-Batten, gần thủ đô Abu Dhabi của UAE. Solar Impulse 2 có cấu tạo từ sợi cácbon, trọng lượng 2,3 tấn, sử dụng 4 động cơ 17,5 mã lực. Solar Impulse 2 sử dụng hoàn toàn quang năng, cung cấp bởi 17.248 tấm pin lắp dọc thân máy bay và sải cánh dài 72m. Solar Impulse là máy bay vận hành bằng năng lượng mặt trời thứ hai, kế nhiệm chiếc Solar Impulse đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm 26 giờ năm 2010.

Nguồn: Tổng hợp

;;

The post Kỷ lục lần đầu tiên trên thế giới: Nhảy dù từ máy bay năng lượng mặt trời appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/may-bay-nang-luong-mat-troi/
Share:

Giá điện mặt trời ở trang trại nông nghiệp công nghệ cao được tính như thế nào?

gia-dien-mat-troi-trang-trai-nong-nghiep-1

Ngày 24/8/2020, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có văn bản báo cáo về tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Trong đó, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đến cách xác định hệ thống điện mặt trời mái nhà và giá điện mặt trời được lắp đặt trên các ao, hồ nuôi tôm, trang trại nông nghiệp công nghệ cao…

Điện mặt trời nông nghiệp có được tính là điện mặt trời mái nhà không?

Căn cứ khoản 5, Điều 3 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định “Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện”, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng để xác định điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo tuân thủ 3 điều kiện:

  • Tấm quang điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng;
  • Có công suất không quá 01 MW;
  • Đấu nối vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.

“Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác” (khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014).

Do đó, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo kiến nghị “Chỉ những hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống mới được coi là hệ thống điện mặt trời mái nhà”, “Các hệ thống điện mặt trời lắp trên khung giá đỡ trên hồ, ao nuôi tôm, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao… mà không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng thì không được tính là hệ thống điện mặt trời mái nhà”.

Như vậy, từ kiến nghị trên, có thể thấy: tại các dự án mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, nếu hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của trang trại nuôi trồng với công suất không quá 01 MW, đấu nối (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào lưới điện dưới 35 kV thì vẫn được coi là điện mặt trời mái nhà và hưởng giá điện mặt trời mái nhà – giá FIT 2. Chỉ trường hợp hệ thống điện mặt trời lắp trên khung giá đỡ mà không lắp trên mái của công trình thì mới không được tính là hệ thống điện mặt trời mái nhà.

gia-dien-mat-troi-trang-trai-nong-nghiepMột dự án điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao tại Thuận Nam, Ninh Thuận do Vũ Phong Solar thi công, được xác định là hệ thống điện mặt trời mái nhà

Báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng chỉ rõ: trên cơ sở quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trang trại có trách nhiệm tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn; tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Về đất làm trang trại, theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất được xây dựng trang trại là loại đất nông nghiệp khác và do địa phương quản lý theo thẩm quyền. Mái nhà của trang trại cần phù hợp với công năng, mục đích sử dụng của trang trại.

Về hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của nhà nghỉ, nhà để xe, nhà kho, trong khuôn viên dự án điện mặt trời…

Với các trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu, trong khuôn viên dự án điện mặt trời, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư điện mặt trời mái nhà, theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thực hiện ký hợp đồng mua bán điện nếu phù hợp với quy định về hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Quyết định 13 và Thông tư 18.

Với các trường hợp hệ thống điện mặt trời mái nhà được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 1 MW (mỗi hệ thống dưới 1 MW) tại cùng một địa điểm của một chủ đầu tư và đấu nối tại một hoặc nhiều điểm, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng không trái với quy định về hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Quyết định 13 và Thông tư 18 (Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 của Bộ Công Thương quy định quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời). Và hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Những trường hợp công trình điện mặt trời trên mái nhà có công suất hệ thống trên 01 MW hoặc không lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng hoặc đấu nối vào cấp điện áp trên 35 kV thì không được áp dụng giá bán điện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà theo quy định tại Quyết định 13.

Các kiến nghị liên quan đến lắp đặt hệ thống điện mặt trời trong khu công nghiệp với mục đích tự dùng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo kiến nghị không cần thực hiện bổ sung quy hoạch (được nghiên cứu xem xét tại văn bản quy phạm pháp luật khác) nhưng EVN vẫn phải chịu trách nhiệm đầu tư DZ, trạm… đầy đủ để đảm bảo cung cấp đủ điện khi không có nắng, khi không có điện mặt trời…

EVN chờ Bộ Công thương “gỡ vướng”

Ngày 17/7/2020, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT Quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 31/8/2020. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc về điện mặt trời mái nhà, đặc biệt là việc phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời mặt đất nối lưới nên EVN đã có văn bản số 4971/EVN-KD ngày 23/7/2020 và văn bản số 5398/EVN-KD ngày 10/8/2020 gửi Bộ Công thương, nêu khó khăn, vướng mắc và kiến nghị về điện mặt trời mái nhà để được Bộ “gỡ vướng” và sớm có văn bản hướng dẫn chính thức để ngành điện triển khai thực hiện.

Thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời nói chung, điện mặt trời áp mái nói riêng. Nhờ đó, điện mặt trời áp mái đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến ngày 23/8/2020, có 45.299 hệ thống điện mặt trời mái nhà đã đi vào vận hành, tổng công suất 1.029 MW, sản lượng đạt khoảng 500.692 MWh, giảm phát thải khoảng 457.132 tấn khí CO2 (tương đương 77.257 TOE). Phát triển điện mặt trời áp mái không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư mà còn giúp giảm áp lực cho ngành điện trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt tình trạng thiếu điện trầm trọng trong tương lai gần, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ hệ sinh thái, chống lại biến đổi khí hậu. Sự hướng dẫn rõ ràng của các cơ quan ban ngành với các văn bản cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mô hình này.

Vu Phong Solar

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.

Content Protection by DMCA.com

The post Giá điện mặt trời ở trang trại nông nghiệp công nghệ cao được tính như thế nào? appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/32uCp0E
via IFTTT
Share:

26/8/20

Chặng đường phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam – chia sẻ của một người tiên phong

phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-4

Sáng lập và dẫn dắt Vũ Phong Solar từ năm 2009 – thời điểm mà thị trường điện mặt trời nói chung, điện mặt trời áp mái nói riêng ở Việt Nam hầu như chỉ là con số 0 tròn trĩnh, ThS. KS. Phạm Nam Phong (Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc Công ty) không chỉ chứng kiến cả chặng đường phát triển mà còn cùng Vũ Phong Solar trở thành một đơn vị tiên phong góp phần mở ra thị trường và thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành.

Giai đoạn “sơ khai”: Điện mặt trời áp mái ở các vùng sâu, vùng xa

Trên thế giới, điện mặt trời bắt đầu phát triển cách đây khoảng 4 thập kỷ và có sự tăng trưởng mạnh mẽ về tổng công suất lắp đặt từ khoảng năm 2005. Năm 2010, tổng công suất lắp đặt tấm pin mặt trời trên thế giới đạt 37,4 GW (trong đó Đức có công suất lớn nhất với 7,6 GW). Tuy nhiên, tại Việt Nam, vào thời điểm ấy, điện mặt trời và điện mặt trời áp mái vẫn là những khái niệm xa lạ với hầu hết người dân. Nói đến năng lượng mặt trời, người ta thường chỉ nghĩ đến máy nước nóng năng lượng mặt trời…

Chúng tôi bắt đầu bằng những hệ thống điện mặt trời độc lập với công suất rất nhỏ tại các vùng sâu, vùng xa, những nơi chưa có điện lưới hoặc ở rất xa lưới điện. Đơn hàng đầu tiên là 14 hệ thống điện mặt trời trên mái của các trạm kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước vào năm 2009, công suất mỗi hệ thống chỉ 510W. Có thể nói, đây là những hệ thống điện mặt trời áp mái tiên phong tại Việt Nam. Song song với việc lắp đặt các hệ thống, chúng tôi tham gia các hội chợ, các buổi triển lãm, giới thiệu cho người dân mô hình điện mặt trời áp mái và các sản phẩm, thiết bị điện mặt trời. Sau đó, chúng tôi phối hợp với các đơn vị điện lực, Sở Công thương của TP.HCM và các tỉnh để tổ chức các hội thảo về nguồn năng lượng mới, sạch và bền vững” – CEO Phạm Nam Phong chia sẻ.

phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-1Nhiều người dân được tiếp cận điện mặt trời thông qua những buổi triển lãm, hội thảo do Vũ Phong Solar tổ chức hoặc phối hợp thực hiện

Điện mặt trời áp mái giai đoạn năm 2014-2016: Thị trường bắt đầu phát triển nhưng còn nhiều e ngại

Nhờ những nỗ lực của các ban ngành, điện mặt trời đã đến gần hơn với người dân, thị trường điện mặt trời áp mái cũng bắt đầu phát triển ở các khu đô thị với những hệ thống điện mặt trời hòa lưới và hòa lưới có dự trữ. Tuy nhiên, thách thức vẫn rất nhiều khi chi phí đầu tư hệ thống còn quá cao, trong khi tại Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho việc mua bán điện mặt trời.

CEO Phạm Nam Phong cho biết: “Vào khoảng năm 2015, 2016, suất đầu tư điện mặt trời đã giảm nhiều so với giai đoạn năm 2009-2010 nhưng vẫn còn khoảng hơn 30 triệu đồng/kWp với hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Với hệ thống hòa lưới có dự trữ hoặc hệ thống độc lập, chi phí đầu tư cho mỗi kWp cao gấp 1,5-2 lần. Lúc ấy chưa có cơ chế mua bán điện mặt trời, điện dư từ hệ thống điện mặt trời chưa bán được cho điện lưới, ảnh hưởng nhiều đến thời gian hoàn vốn và lợi ích kinh tế khi đầu tư điện mặt trời. Đó là điều khiến nhiều nhà đầu tư e ngại”.

Thời điểm đó, tại khu vực phía Nam chỉ có khoảng 4-5 đơn vị chuyên thi công, lắp đặt điện mặt trời còn ở khu vực phía Bắc hầu như không có. Các khách hàng tìm đến Vũ Phong Solar để lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình đa số là những người có điều kiện kinh tế khá giả, mong muốn dùng điện sạch để bảo vệ môi trường. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời áp mái với mục đích chính là đạt các chứng chỉ xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế về môi trường, còn tiết kiệm chi phí sử dụng điện mỗi tháng chỉ là nguyên nhân phụ. Với bất cứ khách hàng nào, dù là hộ gia đình hay doanh nghiệp, dù lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất bao nhiêu, các kỹ sư của Vũ Phong Solar đều nhiệt tình phục vụ, làm nên những hệ thống điện mặt trời áp mái chất lượng cao nhất, để điện mặt trời tự chứng minh những lợi ích thiết thực của mình với người sử dụng.

Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg – Cú hích cho sự tăng trưởng ngoạn mục

Ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg Về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam; sau đó, ngày 12/9/2017, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 16/2017/TT-BCT Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. Với hành lang pháp lý cụ thể về việc mua bán điện mặt trời áp mái và giá FIT hấp dẫn 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 US cents/kWh), đây được xem là cú hích cho sự phát triển của điện mặt trời áp mái nói riêng, điện mặt trời nói chung. Bên cạnh đó, suất đầu tư điện mặt trời giảm, công nghệ pin năng lượng mặt trời phát triển làm tăng hiệu suất và tuổi thọ của tấm pin… là những nguyên nhân khiến điện mặt trời mái nhà càng tăng trưởng mạnh vì lợi nhuận kinh tế rất rõ ràng, thời gian hoàn vốn rút ngắn chỉ còn 5-6 năm. Từ năm 2018-2019, thị trường năng lượng tái tạo chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của điện mặt trời, cả điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời mái nhà. Tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái tại Việt Nam đạt khoảng 18 MWp vào cuối năm 2018 và tăng lên 377,9 MWp vào cuối năm 2019, tính đến ngày 31/7/2020 là 917 MWp.

Vũ Phong Solar, với vị thế là đơn vị hàng đầu trong ngành điện mặt trời, vừa tích cực thi công, lắp đặt đa dạng các hệ thống điện mặt trời áp mái trên cả nước (trên các mái nhà xưởng, văn phòng doanh nghiệp đến mái các trang trại nông nghiệp công nghệ cao và mái nhà dân…) vừa tiếp tục đồng hành cùng các sở, ban, ngành trong việc tuyên truyền cho người dân về điện mặt trời áp mái theo đúng chủ trương của Nhà nước về khuyến khích, ưu tiên các nguồn năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời nói riêng. CEO Phạm Nam Phong còn thường xuyên tham dự, tham gia báo cáo tại các hội nghị, hội thảo, sự kiện lớn về năng lượng và năng lượng tái tạo, như Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020, Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2019…

Năm 2020, điện mặt trời áp mái tiếp tục tăng trưởng mạnh với giá FIT 2 theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg (thay thế cho Quyết định số 11 đã hết hiệu lực). Có một xu hướng mới trong thị trường điện mặt trời áp mái là các doanh nghiệp hợp tác với công ty điện mặt trời, tận dụng mái nhà xưởng, văn phòng… đang nhàn rỗi để sở hữu hệ thống điện mặt trời trị giá lên đến hàng chục tỉ đồng mà không cần bỏ tiền đầu tư, không chiếm dụng vốn kinh doanh. Vũ Phong Solar là đơn vị tiên phong trong mô hình hợp tác BOT điện mặt trời này và đã bàn giao thành công nhiều hệ thống điện mặt trời áp mái cho đối tác” – CEO Phạm Nam Phong hào hứng chia sẻ.

phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-2Một dự án thực hiện theo mô hình hợp tác BOT điện mặt trời do Vũ Phong Solar tiên phong triển khai

Như vậy, tuy mới chỉ hơn một thập kỷ phát triển, điện mặt trời áp mái nói riêng, điện mặt trời nói chung đã có những bước tiến ngoạn mục. Trong xu hướng chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các loại năng lượng tái tạo đang diễn ra trên toàn cầu và ở bối cảnh Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu điện trầm trọng trong tương lai gần, sự phát triển của điện mặt trời áp mái là một tín hiệu rất đáng mừng.

Mới đây, ngày 25/8/2020, tại buổi tọa đàm “Phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam: Lợi ích, nút thắt và giải pháp tháo gỡ”, trong khuôn khổ sự kiện “Tuần lễ Năng lượng tái tạo 2020: Đột phá để phục hồi và phát triển Xanh vì cuộc sống an lành”, CEO Phạm Nam Phong (Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong – Vũ Phong Solar) đã chia sẻ câu chuyện về một thập kỷ phát triển của điện mặt trời áp mái Việt Nam cũng là hành trình phát triển của Vũ Phong Solar, từ những khó khăn của giai đoạn “sơ khai”, những cột mốc quan trọng đến những bước tiến ngoạn mục… “Tuần lễ Năng lượng tái tạo 2020” là sự kiện do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam… phối hợp tổ chức.

Vu Phong Solar

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.

Content Protection by DMCA.com

The post Chặng đường phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam – chia sẻ của một người tiên phong appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3huZiYb
via IFTTT
Share:

Nhà nước có chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời áp mái

Việc đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà đang được các cơ quan ban ngành, đơn vị tạo mọi điều kiện phát triển, được thể hiện cụ thể […]

The post Nhà nước có chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời áp mái appeared first on Vũ Phong Solar.



source https://solarpower.vn/phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai/
Share:

24/8/20

Tái chế tấm pin mặt trời: Lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường

tai-che-tam-pin-mat-troi-5

Việc tái chế tấm pin mặt trời không chỉ giúp xử lý nguồn rác thải từ các tấm pin đã hết vòng đời mà còn mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế và khiến chúng trở thành những sản phẩm “double green”.

Bài toán về rác thải pin mặt trời

Vài thập niên trở lại đây, điện mặt trời được phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới. Tốc độ tăng trung bình về công suất lắp đặt điện mặt trời đạt trên 40%/năm (giai đoạn 2008-2018). Điều này bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: tính kinh tế của điện mặt trời ngày càng cao, đã có thể cạnh tranh với năng lượng hóa thạch; công nghệ đơn giản và ngày càng được tối ưu; năng lượng mặt trời vô tận và phân bổ khá đều trên bề mặt Trái Đất nên hầu như quốc gia, khu vực nào cũng có thể khai thác. Hiện điện mặt trời đã đứng vị trí thứ 3 về tổng công suất lắp đặt, chỉ sau thủy điện và điện gió. Tổng công suất lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên thế giới đã đạt 505 GW vào năm 2018 và được dự báo sẽ tăng lên 2.630 GW vào năm 2030, đạt 6.400 GW vào năm 2050.

Sự phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn của điện mặt trời trên khắp toàn cầu đặt ra bài toán về việc xử lý số lượng lớn các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi hết vòng đời. Theo một số tính toán, nếu tính trung bình mỗi tấm pin mặt trời có công suất 300W và nặng 15kg thì với tổng công suất 505 GW, cần khoảng 1,7 tỷ tấm pin, tương đương 25,5 triệu tấn vật liệu. Từ dự báo công suất điện mặt trời, đến năm 2030 sẽ có 131 triệu tấn vật liệu rác thải pin mặt trời và con số này sẽ lên đến 323 triệu tấn vào năm 2050.

tai-che-tam-pin-mat-troi-7Điện mặt trời đang phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới (Ảnh minh họa)

Nhiều lợi ích từ việc tái chế tấm pin mặt trời

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quang năng, các tấm pin năng lượng mặt trời hoàn toàn có thể tái chế với tỷ lệ rất cao. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường mà còn một lần nữa khẳng định điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, các tấm pin mặt trời là những sản phẩm “double green”: sau nhiều năm tạo ra điện sạch từ quang năng tiếp tục được tái chế để làm ra những tấm pin mới hoặc sử dụng trong các ngành công nghiệp khác.

Một tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm các vật liệu như sau:

  • Khung được làm bằng nhôm.
  • Kính loại cường lực/an toàn. Tế bào quang điện là tấm silic dạng tinh thể hoặc màng silic mỏng. Tấm kính cường lực và tế bào quang điện thường được sản xuất từ cát với thành phần chủ yếu là Oxit Silic – thường dùng để sản xuất các đồ dùng như chai lọ thủy tinh đựng thức ăn…
  • Phim EVA: là loại vật liệu polymer kết hợp giữa Ethylene và Acetate, được sản xuất qua phản ứng trùng hợp dưới áp suất rất cao, đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, giày dép, công nghiệp phụ trợ….
  • Lớp phủ polymer: thường sử dụng PVF – là một vật liệu được sử dụng trong nội thất máy bay, làm áo mưa… Một số loại tấm pin cao cấp hơn thì sử dụng kính cường lực (loại double glass).
  • Hộp nối điện: Vỏ hộp dùng loại polymer chịu nhiệt, chịu lửa, chịu thời tiết, chống tia UV… Các đầu nối trong hộp thường làm bằng đồng thau, phủ bạc hoặc thiếc.
  • Các dây dẫn làm bằng đồng hoặc bạc.

Trong một tấm pin năng lượng mặt trời, tấm kính cường lực thường nặng nhất: ~65%; sau đó tới khung: ~20%; rồi đến các tế bào quang điện: 6-8%, cuối cùng là các thành phần còn lại. Tổng khối lượng của tấm kính, khung và tế bào quang điện chiếm khoảng 91-93% khối lượng của toàn bộ tấm pin năng lượng mặt trời. Như vậy, phần lớn các vật liệu trong một tấm pin mặt trời là có thể tái chế, thu hồi để tái sản xuất.

Công nghệ xử lý, tái chế tấm pin mặt trời hiện nay kết hợp các công nghệ Vật lý, công nghệ Nhiệt và công nghệ Hóa học:

  • Đầu tiên, người ra dùng công nghệ Vật lý để tách các thành phần của tấm pin như khung nhôm, các hộp nối điện, dây dẫn… Phần nhôm sẽ được tái luyện để tiếp tục sử dụng. Các thành phần còn lại có thể được nghiền vụn để phân tích và xử lý thích hợp.
  • Sau đó, công nghệ Nhiệt sẽ được áp dụng để nung, ủ các thành phần tấm pin trong lò nhiệt, làm nung chảy các thành phần như keo EVA để thu hồi các dây hàn nối, tấm kính, các silicon… để tái sử dụng.
  • Công đoạn cuối cùng là sử dụng các hóa chất như chất hòa tan, chất ăn mòn, chất phản ứng khử… để xử lý và thu hồi các thành phần còn lại của tấm pin.

tai-che-tam-pin-mat-troi-2Công nghệ, quy trình xử lý, tái chế tấm pin mặt trời đã hết vòng đời (Ảnh Tạp chí Công thương)

Xem thêm Quy trình tái chế tấm pin năng lượng mặt trời

Chính vì vậy, các tấm pin mặt trời không sử dụng nữa (do hết vòng đời hoặc hỏng hóc) chính là tài nguyên làm vật liệu đầu vào sản xuất các tấm pin mới hoặc cho các mục đích khác (hầu hết được tái sử dụng để tiếp tục sản xuất tấm pin mới). Việc tái chế tấm pin mặt trời sẽ giúp ngành công nghiệp điện mặt trời ngày càng phát triển. Dự kiến đến năm 2050, sẽ có 2 tỉ tấm pin năng lượng mặt trời mới được sản xuất hoàn toàn từ nguồn vật liệu tái sử dụng này. Điều này có nghĩa là sẽ có 630 GW năng lượng sạch được sản xuất nhờ nguồn vật liệu tái chế. Ngoài ra, các nhà máy tái chế tấm pin năng lượng mặt trời cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho con người.

tai-che-tam-pin-mat-troi-3Xu hướng trên thế giới

Trên thế giới, EU là khu vực đầu tiên ban hành các luật về phế thải điện mặt trời (Thông tư WEEE). Luật này bao gồm các vấn đề như thu gom, tái chế, tái sử dụng các tấm pin mặt trời phế thải, trách nhiệm của các nhà sản xuất, cung cấp tấm pin. Với các tấm pin mặt trời không còn sử dụng, EU quy định tỷ lệ tái chế / tái sử dụng là 85%/80%. Anh, Đức, Sec… là những quốc gia tiên phong thực hiện thông tư này.

Hiện nay, đã có nhiều nhà máy xử lý các tấm pin mặt trời cũ với tỷ lệ tái chế lên đến 96%. Nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu các công nghệ để việc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời ngày càng hiệu quả, chi phí thấp, rút ngắn thời gian tái chế… Chẳng hạn như, năm 2018, Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia đã mở nhà máy tái chế tấm pin mặt trời tại Rousset, miền Nam nước Pháp. Đây là nhà máy tái chế tấm pin mặt trời đầu tiên của châu Âu. Trong nhà máy này, robot sẽ tiến hành tháo rời các tấm pin mặt trời để thu hồi thủy tinh, silic, nhựa, đồng và bạc, nghiền nát thành các hạt có thể sử dụng để chế tạo các tấm pin mới. Nhà máy đã hợp đồng với tổ chức phi chính phủ PV Cycle để tái chế 1.300 tấn tấm pin mặt trời vào năm 2018. Mới đây, Veolia cho biết mỗi năm nhà máy này có thể tái chế được 40 tấn tấm pin mặt trời. Tái chế 1 tấn tấm pin mặt trời tương đương việc tránh được 1.2 tấn CO2 thải ra.

Vu Phong Solar

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 11 năm thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 250MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.

Content Protection by DMCA.com

The post Tái chế tấm pin mặt trời: Lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường appeared first on Vũ Phong Solar.



from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3goBDY2
via IFTTT
Share:

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũ Phong Energy Group, được thành lập năm 2009. Ban đầu, công ty hoạt động với ngành nghề cốt lõi là điện năng lượng mặt trời, trong vai trò nhà thầu EPC chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), nghiên cứu và sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Với năng lực vững vàng, thương hiệu uy tín và thái độ tận tâm, Vũ Phong đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, ghi dấu với hàng loạt dự án lớn có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, Vũ Phong đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ngành năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, thủy điện tích năng, năng lượng sóng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái với sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”. Xem Thêm: Giá Pin Năng Lượng Mặt Trời, Sản phẩm điện mặt trời, Dự án điện mặt trời

Tìm kiếm Blog này