Tuy lãnh thổ Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nhưng khí hậu ở các vùng miền lại khác nhau, tùy khu vực khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt đới gió mùa hay nhiệt đới xavan. Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam vì thế cũng khác nhau theo từng khu vực.
Bức xạ mặt trời là gì?
Bức xạ mặt trời là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng phát ra từ mặt trời. Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho nhiều quá trình quan trọng diễn ra trên Trái Đất như phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ; đồng thời giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Bức xạ mặt trời có thể được chuyển đổi thành các dạng năng lượng hữu ích khác như nhiệt và điện thông qua công nghệ.
Để tạo nên bản đồ bức xạ mặt trời, các nhà khoa học tiến hành đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ những kết quả này, họ ước tính lượng ánh sáng mặt trời tại các khu vực có cùng vĩ độ với khí hậu tương tự. Dữ liệu bức xạ cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có đơn vị kilowatt-giờ trên mét vuông (kWh/m2).
Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam khác nhau như thế nào giữa các khu vực?
Ở Việt Nam, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa rõ rệt, miền Trung và Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, còn miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới xavan với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Do vậy, bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam cũng khác nhau giữa các vùng. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở các tỉnh miền Trung và miền Nam là khoảng 5kWh/m2/ngày, còn ở các tỉnh miền Bắc là khoảng 4kWh/m2/ngày. Từ dưới vĩ tuyến 17, cường độ bức xạ mặt trời vừa cao vừa ổn định trong suốt cả năm, vào mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 20%. Nếu tính theo tổng số giờ nắng trong năm, ở miền Bắc có khoảng 1.500-1.700 giờ nắng còn ở miền Trung và miền Nam thì khoảng 2.000-2.600 giờ.
Theo số liệu của bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam:
– Các tỉnh ở phía Bắc (từ Bắc Bộ đến Thừa Thiên – Huế): Các vùng Tây Bắc (các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ ( các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
– Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào Nam Bộ), mỗi năm có khoảng 2.000 – 2.600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời cao hơn khoảng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Mặt trời chiếu gần như suốt quanh năm, kể cả những tháng trong mùa mưa. Ở khu vực này, nguồn bức xạ mặt trời dồi dào là một lợi thế lớn, một nguồn tài nguyên có thể khai thác sử dụng.
Nếu chia theo từng khu vực nhỏ trong các vùng:
Cường độ bức xạ mặt trời khu vực Tây Bắc
Ở khu vực này thường nắng nhiều vào tháng 8, các tháng có thời gian nắng dài nhất là 4, 5, 9, 10. Nắng ít, mây và mưa nhiều vào các tháng 6, 7. Tổng bức xạ mặt trời trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày, trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày. Riêng những vùng núi cao (có độ cao khoảng 1.500m trở lên) thường ít nắng, mây phủ và mưa nhiều, nhất là khoảng tháng 6 đến tháng 1 năm sau, cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).
Cường độ bức xạ mặt trời khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Tại Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung Bộ, càng đi sâu về phía Nam, thời gian nắng lại càng nhiều, thường nhiều nhất là vào tháng 4.
- Cường độ bức xạ mặt trời trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5 còn ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Trong năm, thường vào tháng 2 và tháng 3 có số giờ nắng trung bình thấp nhất, khoảng 2h/ngày, số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6-7h/ngày, duy trì ở mức cao từ tháng 7.
Cường độ bức xạ mặt trời khu vực giữa Trung Bộ
Các tỉnh từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất trong ngày rơi vào các tháng giữa năm, số giờ nắng lên đến 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng khoảng 5-6 h/ngày với lượng bức xạ mặt trời trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
Cường độ bức xạ mặt trời khu vực cuối Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Ở khu vực này, quanh năm dồi dào nắng. Vào các tháng 1, 3, 4, nắng thường bắt đầu từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực xung quanh Nha Trang (Khánh Hòa), cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.
Số liệu về số giờ nắng, cường độ bức xạ mặt trời tại các vùng miền ở Việt Nam như sau:
Vùng | Giờ nắng trong năm | Cường độ bức xạ mặt trời (kWh/m2/ ngày) | Ứng dụng điện mặt trời |
Đông Bắc | 1.600 – 1.750 | 3,3 – 4,1 | Trung bình |
Tây Bắc | 1.750 – 1.800 | 4,1 – 4,9 | Trung bình |
Bắc Trung Bộ | 1.700 – 2.000 | 4,6 – 5,2 | Tốt |
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ | 2.000 – 2.600 | 4,9 – 5,7 | Rất tốt |
Nam Bộ | 2.200 – 2.500 | 4,3 – 4,9 | Rất tốt |
Trung bình cả nước | 1.700 – 2.500 | 4,6 | Tốt |
Có thể thấy, tại Việt Nam, lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam. Ở các tỉnh phía Bắc thì tổng lượng bức xạ mặt trời thấp hơn. Tổng bức xạ mặt trời khác nhau giữa các vùng miền và có sự biến thiên vào các thời điểm trong năm.
Cụ thể tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương như sau:
TT | Địa phương | Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm
(đơn vị: MJ/m2/ngày) |
|||||
1
7 |
2
8 |
3
9 |
4
10 |
5
11 |
6
12 |
||
1 | Cao Bằng | 8,21
18,81 |
8,72
19,11 |
10,43
17,60 |
12,70
13,57 |
16,81
11,27 |
17,56
9,37 |
2 | Móng Cái | 18,81
17,56 |
19,11
18,23 |
17,60
16,10 |
13,57
15,75 |
11,27
12,91 |
9,37
10,35 |
3 | Sơn La | 11,23
11,23 |
12,65
12,65 |
14,45
14,25 |
16,84
16,84 |
17,89
17,89 |
17,47
17,47 |
4 | Láng (Hà Nội) | 8,76
20,11 |
8,63
18,23 |
9,09
17,22 |
12,44
15,04 |
18,94
12,40 |
19,11
10,66 |
5 | Vinh | 8,88
21,79 |
8,13
16,39 |
9,34
15,92 |
14,50
13,16 |
20,03
10,22 |
19,78
9,01 |
6 | Đà Nẵng | 12,44
22,84 |
14,87
20,78 |
18,02
17,93 |
20,28
14,29 |
22,17
10,43 |
21,04
8,47 |
7 | Cần Thơ | 17,51
16,68 |
20,07
15,29 |
20,95
16,38 |
20,88
15,54 |
16,72
15,25 |
15,00
16,38 |
8 | Đà Lạt | 16,68
18,94 |
15,29
16,51 |
16,38
15,00 |
15,54
14,87 |
15,25
15,75 |
16,38
10,07 |
Từ bảng trên có thể thấy lượng tổng xạ bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi địa phương, vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Các tháng có nhiều nắng, tổng xạ bức xạ mặt trời cao hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Điều đó đồng nghĩa với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ cho hiệu suất rất cao vào các tháng này.
Tiềm năng phát triển điện mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam
Lượng bức xạ mặt trời là một yếu tố quyết định sản lượng điện mặt trời. Từ bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam có thể thấy, khu vực nào cũng có tiềm năng về điện năng lượng mặt trời. Tại khu vực miền Nam, lượng bức xạ mặt trời vào mùa mưa tuy thấp hơn mùa khô một chút nhưng nhìn chung ở mức ổn định. Ở khu vực miền Bắc, lượng bức xạ mặt trời vào mùa Hạ và mùa Thu tương đương khu vực miền Nam, nhưng vào mùa Đông và mùa Xuân chỉ còn khoảng 40-60%. Tuy nhiên, sử dụng điện trong các hộ gia đình vào hai mùa này cũng ít hơn nhiều so với 2 mùa nóng (vì sử dụng thiết bị làm mát).
Tại khu vực Hà Nội, lượng bức xạ và tổng xạ không hề nhỏ, lắp đặt điện mặt trời hòa lưới là giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Khu vực Tây Bắc cũng có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc, nhất là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…
Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, tiềm năng điện mặt trời tốt nhất với số giờ nắng trong năm và tổng lượng bức xạ mặt trời rất cao. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn (có thể xem như vô tận). Điện mặt trời đang được Nhà nước khuyến khích phát triển, được kỳ vọng sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ sinh thái, chống lại biến đổi khí hậu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Dựa vào bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam, các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể thấy rõ tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời ở trong từng khu vực cụ thể, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất.
Vu Phong Solar
Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.
Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.
The post Cập nhật Chi tiết bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực appeared first on Vũ Phong Solar.
from Vũ Phong Solar https://ift.tt/3gIAHxR
via IFTTT