Lắp đặt điện mặt trời thường được biết đến là giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí điện năng. Nhưng việc sử dụng năng lượng mặt trời tại các trường học còn có ý nghĩa cao hơn nhiều…
Bài học trực quan về năng lượng sạch
Điện mặt trời nói riêng, năng lượng tái tạo nói chung đang được phát triển ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới với vai trò là nguồn năng lượng mới bổ sung và thay thế cho năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Ở tầm vĩ mô, điện mặt trời được đánh giá là một giải pháp góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu. Phát triển nguồn năng lượng sạch này được xem là xu hướng của tương lai và là hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.
Do đó, lắp đặt điện mặt trời tại các trường học không chỉ là một giải pháp kinh tế mà còn là bài học trực quan sinh động về năng lượng sạch, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ các mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời, học sinh có thể dễ dàng quan sát thực tế, tiếp cận, trải nghiệm, không chỉ củng cố các kiến thức liên quan mà còn có thể khơi gợi để nảy ra những ý tưởng mới, những sáng kiến, sáng tạo khoa học về công nghệ, bảo vệ môi trường. Những phát minh, sáng kiến vĩ đại bao giờ cũng bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và những bài học trực quan về năng lượng sạch có thể sẽ trở thành tiền đề quan trọng để thế hệ tương lai tạo ra những bước ngoặt trong việc xây dựng “trái đất xanh”. Thực tế, đã có rất nhiều phát minh ứng dụng pin năng lượng mặt trời ấn tượng từ các học sinh Việt Nam, đặc biệt là có nhiều mô hình sáng tạo từ các em mới chỉ học bậc học Trung học cơ sở.
Những bài học trực quan về năng lượng sạch có thể khơi gợi sự sáng tạo của các học sinh và cho ra đời những phát minh ấn tượng (Ảnh minh họa – Nguồn ảnh Báo Thanh Niên)
Phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, công nghệ thông tin và internet đã bùng nổ trên toàn cầu. Các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop… trở nên quen thuộc và đã dần trở thành các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập, làm việc. Giáo dục hiện đại cũng đã linh hoạt hơn, tăng vai trò chủ động của học sinh, sinh viên theo hướng trao đổi – chia sẻ, tìm kiếm và khám phá tri thức thay vì phương pháp dạy học kiểu “truyền đạt kiến thức” truyền thống. Vì thế, không chỉ lắp đặt điện mặt trời trên mái, nhiều trường học còn xây dựng các không gian mở, tạo các “góc học tập” và các trạm sạc năng lượng mặt trời để học sinh, sinh viên và cả giáo viên thuận tiện sử dụng các thiết bị điện tử di động phục vụ cho việc tự học, trao đổi nhóm.
Trạm sạc năng lượng mặt trời tại trường Đại học RMIT do Vũ Phong Solar thi công
Chẳng hạn, tại trường Đại học RMIT, các trạm sạc năng lượng mặt trời được xây dựng trong khuôn viên trường học. Với trạm sạc này, các sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên của nhà trường có thể sạc điện thoại, máy tính… vào mọi thời điểm trong ngày, kể cả khi mất điện. Nhờ đó, việc học tập, giảng dạy và giữ liên lạc sẽ không bị gián đoạn vì các thiết bị hết pin. Với các tấm pin năng lượng mặt trời được thiết kế thành mái che, bàn và ghế làm bằng đá granite, hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED, trạm sạc có thể được sử dụng như một chỗ để thảo luận, trao đổi nhóm hoặc nghỉ ngơi, trò chuyện. (Xem thêm về Trạm sạc năng lượng mặt trời tại trường Đại học RMIT)
Lắp đặt điện mặt trời tiên phong trong xây dựng hệ sinh thái xanh
Giáo dục đào tạo là “chìa khóa” quyết định tương lai, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc các trường học lắp đặt điện mặt trời tạo ra nguồn điện sạch phục vụ các hoạt động trong nhà trường (với đa dạng các hình thức như lắp hệ thống điện mặt trời áp mái, trạm sạc năng lượng mặt trời, đèn cổng - đèn đường năng lượng mặt trời…), tiên phong xây dựng hệ sinh thái xanh sẽ có ý nghĩa lan tỏa mạnh mẽ để nâng cao ý thức cho cộng đồng. Thực tế, nhiều trường học trên thế giới và tại Việt Nam đã lắp đặt điện mặt trời, thể hiện vai trò giáo dục về việc sử dụng năng lượng sạch – bảo vệ hành tinh xanh một cách thiết thực.
Tại Việt Nam, còn có trường đại học xây dựng hẳn nhà máy điện năng lượng mặt trời. Đó là trường Đại học Cửu Long (Vĩnh Long). Nhà máy điện mặt trời có công suất 980kWp với 3.000 tấm pin năng lượng mặt trời, nằm trên diện tích 15.000m2 trong khu vực thực hành và thí nghiệm của trường. 35% lượng điện năng sản xuất ra được sử dụng để vận hành các thiết bị trong trường, số còn lại được hòa vào lưới điện, bán cho điện lực, thu về khoảng 660.000 USD/năm. |
Vu Phong Solar
The post Lắp đặt điện mặt trời ở trường học: Vì lợi ích dài lâu appeared first on Vũ Phong Solar.
source https://solarpower.vn/lap-dat-dien-mat-troi-o-truong-hoc-vi-loi-ich-dai-lau/