Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 6/2020, điện cấp cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng đến 12,84% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này được lý giải là do đợt nắng nóng kéo dài từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, kỷ lục trong 27 năm qua, từ năm 1993 đến nay. Đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày xảy ra trên diện rộng, trung tâm ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội với nền nhiệt thường xuyên ở mức cao trên 37 độ C, có những ngày lên mức gần 40 độ C. Tại miền Trung, đợt nắng nóng cũng kéo dài khoảng 17-18 ngày. Do ảnh hưởng của nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện trong các hộ gia đình tăng cao. Số liệu thống kê, điện sinh hoạt ở khu vực miền Bắc tăng mạnh, tăng 15,49% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 37,13% so với tháng 5/2020. Ở khu vực miền Trung, điện sinh hoạt tăng 5,85% so với cùng kỳ còn ở khu vực miền Nam tăng 11,87%. Tính đến ngày 25/6/2020, theo ghi nhận của EVN đã có trên 7,63 triệu khách hàng sinh hoạt có lượng điện năng tiêu thụ tăng 1,3 lần trở lên (trong tổng số 28,5 triệu công tơ được EVN lắp đặt).
Theo các chuyên gia, khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C, lượng điện tiêu thụ của máy lạnh/máy điều hòa nhiệt độ tăng 2-3%. Nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên 5 độ C, lượng điện tiêu thụ của máy lạnh sẽ tăng lên khoảng 10%. Do đó, dù thời gian sử dụng nhiệt độ máy điều hòa không thay đổi và cài đặt nhiệt độ phòng không đổi nhưng nhiệt độ ngoài trời tăng cao thì lượng điện tiêu thụ sẽ tăng rất nhiều. Nói một cách đơn giản, sự chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ phòng càng tăng, điện năng tiêu thụ sẽ càng lớn. Trong khi đó, do thời tiết nắng nóng gay gắt, việc sử dụng các thiết bị làm mát như quạt điện, quạt điều hòa, máy lạnh… trở thành nhu cầu tất yếu, chi phí sử dụng điện vì thế cũng tăng cao.
Ít bị ảnh hưởng nhất về hóa đơn tiền điện trong thời gian này có lẽ là những hộ gia đình đã lắp đặt điện mặt trời áp mái. Bởi vì ban ngày, các thiết bị điện sử dụng trong nhà như máy lạnh, quạt, tủ lạnh, máy giặt… ưu tiên sử dụng điện tạo ra từ hệ thống điện mặt trời, nếu điện từ hệ thống không đủ mới lấy từ điện lưới (trong trường hợp điện năng tiêu thụ thấp hơn thì lượng điện dư sẽ phát ngược lên lưới, bán cho ngành điện). Nhờ đó, các hộ gia đình sẽ giảm được một lượng điện có giá bậc cao (giá điện sinh hoạt hiện đang được tính theo dạng bậc thang, càng tiêu thụ nhiều điện thì giá điện sinh hoạt càng cao).
Điện mặt trời áp mái hộ gia đình là giải pháp hữu hiệu giúp giảm chi phí điện sinh hoạt
Theo thống kê của EVN, nửa đầu năm 2020, tổng công suất điện mặt trời áp mái tại Việt Nam tăng khoảng 44%. Tính đến tháng 6/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái đạt 763.555 kWp. Tính đến ngày 08/7/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái đạt khoảng 782 MWp với 37.300 hệ thống. Trong đó, phần lớn các hệ thống điện mặt trời ở khu vực phía Nam. Chỉ riêng 21 tỉnh thành phía Nam đã chiếm 50,73% công suất lắp đặt toàn hệ thống.
Phân tích từ các chuyên gia, việc lắp đặt điện mặt trời áp mái để tiêu dùng đang hiệu quả hơn nhiều so với chỉ đơn thuần bán cho ngành điện. Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động hiệu quả, đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ công trình, người dùng cần chọn đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường. Việc lắp đặt không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ làm giảm hiệu suất vận hành, không đảm bảo tuổi thọ hệ thống (các tấm pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ lên đến 30-50 năm) mà còn có thể làm phát sinh các trục trặc, rủi ro về điện, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng cho chính người sử dụng.
Bạn có thể tham khảo thêm: [TƯ VẤN] 5 Mẹo Chọn Đơn Vị Lắp Đặt Điện Mặt Trời Gia Đình Uy Tín
Vu Phong Solar
The post Nắng nóng kéo dài kỷ lục trong 27 năm, tiêu thụ điện sinh hoạt tăng gần 13% appeared first on Vũ Phong Solar.
source https://solarpower.vn/nang-nong-keo-dai-ky-luc-trong-27-nam-tieu-thu-dien-sinh-hoat-tang-gan-13/